Tập đoàn sản xuất bia Hà Lan Heineken hôm 19/9 đã tiến một bước gần hơn tới việc mua lại công ty bia hàng đầu châu Á APB trong thương vụ trị giá 4,6 tỷ USD, khi công ty được một đối thủ Thái Lan ủng hộ trước cuộc bỏ phiếu liên quan tới thương vụ.
Thai Beverage (ThaiBev) và TCC Assets, cả hai nằm dưới sự sở hữu của đại gia Charoen Sirivadhanabhakdi, đã ra thông báo chung với Heineken nói rằng họ ủng hộ việc công ty Hà Lan nắm quyền kiểm soát công ty Asia-Pacific Breweries. Tới lượt mình, Heineken cam kết rằng sẽ không thực hiện việc chào giá mới với công ty mẹ của APB là Fraser and Neave (F&N), hiện đang bị các công ty Thái Lan nhòm ngó.
[Cuộc chiến căng thẳng giành hãng sản xuất bia Tiger]
Heineken hiện đã sở hữu 42% công ty APB có trụ sở ở Singapore và đã chào giá 5,6 tỷ USD cho việc mua 40% cổ phần đang nằm trong tay F&N. Công ty này có 30% thuộc quyền sở hữu của các công ty Thái Lan. Trong thông báo tại Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, Heineken nói rằng công ty sẽ không chào giá mua F&N.
Tuần trước, việc các công ty Thái đề nghị mua toàn bộ F&N đã phủ bóng nghi ngờ lên kế hoạch mua APB của Heineken, vốn sẽ được quyết định trong đại hội bất thường của các cổ đông F&N dự kiến tổ chức vào ngày 28/9 tới.
APB, viên ngọc sáng nhất của F&N, cho ra đời thương hiệu Tiger Beer và các thương hiệu được ưa chuộng khác ở châu Á, nơi hoạt động tiêu thụ bia đang tăng nhanh, khi doanh số bán bia tụt giảm tại các thị trường đã trưởng thành như ở châu Âu.
APB đã thông báo hồi tháng 8 rằng doanh thu trong quý 3 của công ty, tính tới tháng 6 đã tăng gần 10% so với 1 năm trước, lên mức 781,33 triệu SGD.
Nỗ lực của Heineken trong việc kiểm soát APB nằm trong một kế hoạch lớn hơn của công ty nhằm vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở thị trường ASEAN, nơi có khoảng 600 triệu người tiêu thụ bia, và tại Trung Quốc.
Ngoài Tiger và Chang Beer, San Miguel tới từ Philippines và Bintang ở Indonesia, vốn cũng do APB sở hữu, đang cạnh tranh khốc liệt với Heineken, Carlsberg của Đan Mạch và một số thương hiệu bia khác tới từ các nước phát triển.
Hoạt động tiêu thụ bia ở 9 nước ASEAN đã lên tới 6,84 tỉ lít trong năm 2011, tăng 6,2% so với năm 2010, trong đó Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang ở nhóm dẫn đầu về tiêu thụ./.
Thai Beverage (ThaiBev) và TCC Assets, cả hai nằm dưới sự sở hữu của đại gia Charoen Sirivadhanabhakdi, đã ra thông báo chung với Heineken nói rằng họ ủng hộ việc công ty Hà Lan nắm quyền kiểm soát công ty Asia-Pacific Breweries. Tới lượt mình, Heineken cam kết rằng sẽ không thực hiện việc chào giá mới với công ty mẹ của APB là Fraser and Neave (F&N), hiện đang bị các công ty Thái Lan nhòm ngó.
[Cuộc chiến căng thẳng giành hãng sản xuất bia Tiger]
Heineken hiện đã sở hữu 42% công ty APB có trụ sở ở Singapore và đã chào giá 5,6 tỷ USD cho việc mua 40% cổ phần đang nằm trong tay F&N. Công ty này có 30% thuộc quyền sở hữu của các công ty Thái Lan. Trong thông báo tại Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, Heineken nói rằng công ty sẽ không chào giá mua F&N.
Tuần trước, việc các công ty Thái đề nghị mua toàn bộ F&N đã phủ bóng nghi ngờ lên kế hoạch mua APB của Heineken, vốn sẽ được quyết định trong đại hội bất thường của các cổ đông F&N dự kiến tổ chức vào ngày 28/9 tới.
APB, viên ngọc sáng nhất của F&N, cho ra đời thương hiệu Tiger Beer và các thương hiệu được ưa chuộng khác ở châu Á, nơi hoạt động tiêu thụ bia đang tăng nhanh, khi doanh số bán bia tụt giảm tại các thị trường đã trưởng thành như ở châu Âu.
APB đã thông báo hồi tháng 8 rằng doanh thu trong quý 3 của công ty, tính tới tháng 6 đã tăng gần 10% so với 1 năm trước, lên mức 781,33 triệu SGD.
Nỗ lực của Heineken trong việc kiểm soát APB nằm trong một kế hoạch lớn hơn của công ty nhằm vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở thị trường ASEAN, nơi có khoảng 600 triệu người tiêu thụ bia, và tại Trung Quốc.
Ngoài Tiger và Chang Beer, San Miguel tới từ Philippines và Bintang ở Indonesia, vốn cũng do APB sở hữu, đang cạnh tranh khốc liệt với Heineken, Carlsberg của Đan Mạch và một số thương hiệu bia khác tới từ các nước phát triển.
Hoạt động tiêu thụ bia ở 9 nước ASEAN đã lên tới 6,84 tỉ lít trong năm 2011, tăng 6,2% so với năm 2010, trong đó Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang ở nhóm dẫn đầu về tiêu thụ./.
Linh Vũ (Vietnam+)