Hệ thống phân phối Hà Nội nỗ lực tiêu thụ nông sản cho Hải Dương

Các hệ thống phân phối của Hà Nội đang nỗ lực hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, trung bình khoảng 100 tấn/tuần. Hàng hóa và xe vận chuyển đều được kiểm dịch, phun khử khuẩn kỹ càng.
Hệ thống phân phối Hà Nội nỗ lực tiêu thụ nông sản cho Hải Dương ảnh 1Người dân đội nắng nườm nượp đến mua ủng hộ nông sản Hải Dương trưa 21/2 tại 38 Giải Phóng (Hà Nội). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Vào thời điểm này, các cây vụ Đông của tỉnh Hải Dương đến kỳ thu hoạch nhưng do dịch COVID-19 xảy ra khiến khó tiêu thụ.

Trước tình hình này, Hà Nội đã chung tay cùng với cả nước mở lối giúp tiêu thụ nông sản cho tỉnh Hải Dương.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết hiện các hệ thống phân phối đang nỗ lực hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, trung bình khoảng 100 tấn/tuần. Hàng hóa và xe vận chuyển đều được kiểm dịch, phun khử khuẩn kỹ càng. Nhưng cũng do việc kiểm soát kỹ nên tiến độ vận chuyển chậm, hệ thống phân phối muốn hỗ trợ tiêu thụ nhiều hơn cũng khó.

Thời điểm hiện tại, Hải Dương còn khoảng 90.000 tấn rau màu vụ Đông cần tiêu thụ, chủ yếu là hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá. Đây chỉ là số nhỏ trong năng lực sản xuất rau màu trong 1 năm của tỉnh với khoảng 700.000 tấn. Sự chung tay của doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng trong nước sẽ mở lối ra cho nông sản địa phương này.

[Chung tay "giải cứu" nông sản trong đợt dịch COVID-19 ở Hải Dương]

Cùng đó, nhiều trang Facebook cá nhân cũng đăng tin bán rau củ giúp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân Hải Dương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với địa chỉ như 38 đường Giải Phóng, quận Đống Đa; thậm chí nhóm này còn nhận ship hàng đến tận nơi nếu người mua có nhu cầu. Tại đây, giá nông sản được tập kết và bán với giá rất rẻ túi 5kg ổi, bắp cải, cà rốt, cà chua chỉ 18.000 đồng đến 35.000 đồng...

Những nông sản này được một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thu gom từ người dân để mang đi tiêu thụ.

Đội xe của hợp tác xã cũng hỗ trợ chi phí vận chuyển, đảm bảo đúng các quy trình khử khuẩn theo quy định của các chốt kiểm dịch.

Trên mạng xã hội cũng có nhiều cá nhân nhận các đơn hàng được gom từ ngày 19/2 và sẽ trả vào ngày 23/2 thu hút đông người vào đặt hàng, mua ủng hộ. Đặt đơn hàng gồm cà rốt, su hào, ổi.

Chị Phạm Thị Phượng ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, cho biết giá bán quá rẻ nên tinh thần vừa mua ủng hộ và cũng để gia đình sử dụng. Cà rốt và ổi sẽ ép nước cho trẻ con uống. Su hào muối cất vào tủ lạnh ăn dần.

Trước tình hình nông sản tiêu thụ tại Hải Dương gặp khó khăn, một số doanh nghiệp thương mại, phân phối đã tham gia "giải cứu."

Công ty Central Group và hệ thống Big C đã tích cực thu mua, tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân để phân phối trong hệ thống bán lẻ.

Hệ thống MM Mega Market cũng đề nghị phối hợp với Hải Dương và các hộ sản xuất, kinh doanh, nông dân để thu mua, vận chuyển nông sản đến người tiêu dùng tại nhiều tỉnh, thành phố khác.

Bên cạnh các mặt hàng rau củ quả, hiện Hải Dương đang tồn đọng hàng nghìn tấn gà ta với giá rất rẻ chỉ 47.000 đồng/kg.

Ngành công thương Hà Nội đang liên hệ các cơ sở giết mổ tập trung, đề nghị chung tay kiểm dịch, sơ chế, đóng gói gà và chuyển đến tay người tiêu dùng; đồng thời, vận động, người dân mua ủng hộ. Qua trao đổi, đã có một số cơ sở giết mổ lớn đồng tình ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ không lợi nhuận.

Tỉnh Hải Dương có đàn gà lớn ở miền Bắc, nhất là thành phố Chí Linh, phong trào nuôi gà đồi phát triển rất mạnh. Thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Chí Linh có khoảng 1,6 triệu con gà đến thời kỳ xuất chuồng.

Để tiêu thụ gà cho người dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã kết nối tiêu thụ gà đồi Chí Linh với nhiều doanh nghiệp, các thương lái cũng về thu mua nên đã tiêu thụ được khoảng 40%.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gà đồi Chí Linh, toàn thành phố hiện còn khoảng 700.000 con gà cần được tiêu thụ. Hy vọng Rằm tháng Giêng sẽ là dịp đẩy mạnh tiêu thụ.

Dịp sát Tết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số mặt hàng nông thủy sản của các tỉnh khó khăn trong việc tiêu thụ.

Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tiêu thụ 300 tấn rau, củ quả tại hệ thống phân phối trên địa bàn Hà Nội và hệ thống phân phối của doanh nghiệp Hà Nội tại các tỉnh./.

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... đến thời điểm thu hoạch nhưng bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được khiến người nông dân rơi vào cảnh khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... đến thời điểm thu hoạch nhưng bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được khiến người nông dân rơi vào cảnh khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân cũng tích cực vào cuộc để giúp nông dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân cũng tích cực vào cuộc để giúp nông dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một số người dân ở Thủ đô đã đứng ra kêu gọi mọi người mua ủng hộ, gom các đơn và chuyển đến Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một số người dân ở Thủ đô đã đứng ra kêu gọi mọi người mua ủng hộ, gom các đơn và chuyển đến Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Ngô Thanh Thuỷ (Giải Phóng, Hà Nội) cùng một nhóm thiện nguyện đã đứng ra làm đầu cầu thu mua nông sản. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Ngô Thanh Thuỷ (Giải Phóng, Hà Nội) cùng một nhóm thiện nguyện đã đứng ra làm đầu cầu thu mua nông sản. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cho hay, là một người con của Hải Dương, khi đọc được lời kêu cứu nông sản của bà con dưới quê, chị đã kết nối với đầu cầu thiện nguyện thu mua nông sản. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cho hay, là một người con của Hải Dương, khi đọc được lời kêu cứu nông sản của bà con dưới quê, chị đã kết nối với đầu cầu thiện nguyện thu mua nông sản. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cùng những người bạn của mình đã đánh chuyến hàng đầu tiên về đến Hà Nội lúc 1 giờ sáng. Đến khoảng 7 giờ sáng, mọi nông sản như cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ đều đã được bán sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cùng những người bạn của mình đã đánh chuyến hàng đầu tiên về đến Hà Nội lúc 1 giờ sáng. Đến khoảng 7 giờ sáng, mọi nông sản như cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ đều đã được bán sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cũng cho biết toàn bộ nông sản đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rau đã được kiểm dịch và đưa về Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Thuỷ cũng cho biết toàn bộ nông sản đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rau đã được kiểm dịch và đưa về Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Biết tin tại địa điểm 38 Giải Phóng đang bán nông sản 'giải cứu' cho bà con nông dân Hải Dương, rất nhiều người dân đã tìm đến đây để ủng hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Biết tin tại địa điểm 38 Giải Phóng đang bán nông sản 'giải cứu' cho bà con nông dân Hải Dương, rất nhiều người dân đã tìm đến đây để ủng hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những túi cà chua được gói thành 5 cân một và bán với giá chỉ 20 ngàn đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những túi cà chua được gói thành 5 cân một và bán với giá chỉ 20 ngàn đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ trong vài giờ đồng hồ, 15 tấn nông sản ở Hải Dương đã được tiêu thụ hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ trong vài giờ đồng hồ, 15 tấn nông sản ở Hải Dương đã được tiêu thụ hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá tất cả loại nông sản đều được bán rẻ để ủng hộ người dân vùng dịch: Ổi Thanh Hà chỉ 50 ngàn đồng/10kg, su hào 40 ngàn đồng/20 cái, bắp cải 18 ngàn đồng/5kg, cà rốt 70 ngàn đồng/10kg hay cà chua chỉ có giá 20 ngàn đồng/5kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá tất cả loại nông sản đều được bán rẻ để ủng hộ người dân vùng dịch: Ổi Thanh Hà chỉ 50 ngàn đồng/10kg, su hào 40 ngàn đồng/20 cái, bắp cải 18 ngàn đồng/5kg, cà rốt 70 ngàn đồng/10kg hay cà chua chỉ có giá 20 ngàn đồng/5kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến khoảng 12 giờ, một chiếc xe tải chở cả tấn su hào, bắp cải tiếp tục được chuyển đến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến khoảng 12 giờ, một chiếc xe tải chở cả tấn su hào, bắp cải tiếp tục được chuyển đến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá cả được những tình nguyện viên niêm yết rõ ràng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá cả được những tình nguyện viên niêm yết rõ ràng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rất đông người dân biết tin đã đứng chờ hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng để thu mua ủng hộ đồng bào tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rất đông người dân biết tin đã đứng chờ hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng để thu mua ủng hộ đồng bào tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân Hà Nội chung tay 'giải cứu' các loại rau xanh: bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ… cho nông dân Hải Dương, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân Hà Nội chung tay 'giải cứu' các loại rau xanh: bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ… cho nông dân Hải Dương, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Số lượng rau củ quả về rất nhiều nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Số lượng rau củ quả về rất nhiều nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ trong khoảng 30 phút, hàng trăm cân bắp cải, su hào đã được bán hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ trong khoảng 30 phút, hàng trăm cân bắp cải, su hào đã được bán hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân Hà Nội cảm thấy tiếc nuối khi chưa thể ủng hộ kịp thời cho nông dân Hải Dương bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân Hà Nội cảm thấy tiếc nuối khi chưa thể ủng hộ kịp thời cho nông dân Hải Dương bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các tình nguyện viên cho biết ngày mai sẽ về thêm trứng, rau củ quả để phục vụ người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các tình nguyện viên cho biết ngày mai sẽ về thêm trứng, rau củ quả để phục vụ người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo thống kê, hiện tỉnh Hải Dương còn khoảng khoảng 4 ngàn ha rau vụ Đông đang đến thời điểm thu hoạch với sản lượng ước khoảng 90 ngàn tấn. Trong số đó, có trên 55 ngàn tấn hành củ, khoảng 26 ngàn tấn cà rốt và khoảng 8 ngàn tấn rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo thống kê, hiện tỉnh Hải Dương còn khoảng khoảng 4 ngàn ha rau vụ Đông đang đến thời điểm thu hoạch với sản lượng ước khoảng 90 ngàn tấn. Trong số đó, có trên 55 ngàn tấn hành củ, khoảng 26 ngàn tấn cà rốt và khoảng 8 ngàn tấn rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, lo ngại trước diễn biến dịch COVID-19, thời gian qua một số địa phương đã không cho xe hàng của Hải Dương đi qua. Nhiều doanh nghiệp đã không về vùng nguyên liệu để thu mua nông sản cho nông dân Hải Dương, thậm chí cả những doanh nghiệp đã bao tiêu từ đầu vụ khiến cho hàng ngàn tấn nông sản có nguy cơ bị hư hỏng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, lo ngại trước diễn biến dịch COVID-19, thời gian qua một số địa phương đã không cho xe hàng của Hải Dương đi qua. Nhiều doanh nghiệp đã không về vùng nguyên liệu để thu mua nông sản cho nông dân Hải Dương, thậm chí cả những doanh nghiệp đã bao tiêu từ đầu vụ khiến cho hàng ngàn tấn nông sản có nguy cơ bị hư hỏng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc thu mua ủng hộ hoa màu cho bà con vùng Hải Dương vừa kịp thời vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc thu mua ủng hộ hoa màu cho bà con vùng Hải Dương vừa kịp thời vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục