Nhìn bức tượng Phật tổ lớn nhất Việt Nam (22 tấn) đang ngồi thiền, gương mặt toát lên vẻ thư thái, lưng dựa vào khối đá nguyên bản có hình chiếc lá, bên cạnh là cây bồ đề cúng tiến trong tòa tháp rộng 200m2 của Trúc Lâm Thiền Viện, (Đại Đình, Tam Đảo), ai cũng thầm ngưỡng mộ.
Nhưng, để khối đá vô tri hơn 80 tấn thành hình như thế, những nghệ nhân chế tác đá đã trải qua một hành trình rất dài.
Vượt rừng tìm đá gửi “Phật tâm”
Tháng 5/2009, một Phật tử người Australia cung tiến tượng Phật ngọc đến chùa Phật Tích (Bắc Ninh), rất nhiều người dân ở khắp nơi đổ về đây chiêm ngưỡng. Những thành viên trong Hội Đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội chợt nảy ra ý nghĩ: Sao Việt Nam nhiều tài nguyên đá quý mà mình lại không chế tác được một tác phẩm hoành tráng như thế? Hơn nữa, lại sắp đến dịp Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nên các hội viên Hội Đá cảnh, gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội rất mong muốn có một tác phẩm tiêu biểu để góp phần chào mừng ngày lễ trọng đại của Thủ đô.
Nghĩ là làm, khoảng tháng 8/2009, các thành viên của hội đã tỏa đi khắp mọi miền để săn tìm đá tạc. Suốt dọc đất nước, từ Yên Bái, Bắc Kạn đến Tây Nguyên xa xôi, cứ ở đâu nghe phong phanh về một mỏ đá quý là thành viên của Hội lại lên đường.
Vài tuần, rồi vài tháng, nhiều người bi quan đã bàn đến phương án nhập khẩu đá ngoại. Nhưng những nghệ nhân tâm huyết vẫn quyết tâm đi tìm. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, mỏ đá quý Corindon, quý chỉ sau kim cương, có hàm lượng 80% saphia đã được tìm thấy ở Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An).
Đến bây giờ, khi ngồi chuyện trò với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch hội vẫn hay đùa rằng hành trình đưa đá về chẳng khác nào Đường Tăng cùng các học trò khi xưa đi Tây Trúc thỉnh kinh, hết nạn này đến nạn khác, rồi cuối cùng mới đắc đạo. Bởi tìm đá đã vất vả, nhưng đưa được đá về lại càng khó nhọc hơn. Tuy đã xin được giấy phép của huyện Hợp Quỳ cho khai thác đá nhưng đoàn liên tục gặp phải sự cản trở của cánh khai thác đá lậu.
Ông Mỹ còn nhớ như in, đó là một ngày trời mưa tầm tã. Đoàn xe đang từ từ dò đường vào rừng thì một số chủ khai thác đá lậu đã cho xe công nông chắn ngang đường, cản trở. Thậm chí có một cô gái nằm soài ra “ăn vạ” không cho ô tô qua. Đủ các quái chiêu của dân săn đá, thậm chí cả lời dọa dẫm về một thứ “luật rừng” đã được đưa ra để uy hiếp đoàn nhưng ai cũng nhủ rằng không thể “tay trắng” về Hà Nội, nhất là khi cực khổ lắm mới tìm ra nơi này.
Sau hàng tuần gây áp lực từ phía lực lượng công an, chính quyền và thậm chí cả làm công tác dân vận, cuối cùng đoàn mới khai thác được 6 khối đá nặng 80 tấn. Tuy nhiên, khi tìm đá xong thì trời mưa như trút nước, đường rừng bị sạt lở, xe không chạy qua được. Thế là lại “cắm rừng”, ngủ núi để coi đá gần một tháng trời.
Nhờ nỗ lực của cả đoàn, 80 tấn đá đã được đưa về Trúc Lâm Thiền Viện (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) để chế tác. Nhưng chưa ai trong hội dám thở phào, khó khăn mới chỉ bắt đầu. Vì những ai hiểu đá, yêu đá đều hiểu đá Corindon là loại đá cứng độ 9, chỉ dùng kim cương mới cắt được. Do đó, trong vòng 2 tháng trời, cả 3 tốp thợ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được mời đều “bó tay” chịu thua.
Cuối cùng, Vương Hữu Tiến, một hội viên của Hội Đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội, vốn được xem như người chuyên “trị” đá cứng đã dũng cảm đứng ra nhận vận chuyển đá về Hà Nội để chế tác.
“Kỳ tích” mừng Đại lễ
Thấy Tiến nhận làm bức tượng, nhiều người đã không ngại cười khẩy mà đồ rằng: “lão này quả là tay ngông cuồng”. Bởi theo họ, cái kiểu vần hàng chục tấn đá về Hà Nội, lại là loại đá cứng như thế họa có núi tiền đổ vào. Và có chăng, để cái khối đá cứng ngắc chỉ sau kim cương thành hình thành dạng thì cũng phải bỏ ra thêm một số tiền kha khá nữa.
Bất chấp những lời bàn ra, tán vào của thiên hạ, Vương Hữu Tiến vẫn bắt tay vào làm cho thỏa khát khao chinh phục đá. Càng làm nhiều, đi sâu vào tìm hiểu, Tiến lại càng vỡ ra bao điều. Ngày đầu, khi ngắm nhìn nguyên mẫu của tác phẩm là bức tượng bằng gỗ xoan đào cầm nhành hoa sen, Tiến mê lắm, chụp hình lia lịa.
Có những đêm thức trắng, anh nằm vắt tay lên trán nghĩ ngợi làm thế nào rồi lôi ảnh ra xem. Xong lại bật dậy cắm đầu vẽ. Càng ngày Tiến lại càng muốn làm mới bức tượng. Cuối cùng anh đã mạnh dạn đề xuất thay đổi tư thế ngồi của Phật. Đức Phật thay vì cầm nhành hoa sẽ đan hai tay thiền tịnh, thư thái.
Trong 4 tháng ròng, Tiến đã hủy hết toàn bộ đơn hàng, gom những thợ giỏi nhất từ khắp nơi về để cùng chung tay chế tác. Đội thợ này được Tiến tỉ mỉ chia ra thành hai tốp: một tốp tạc thô và một nhóm tạc kỹ.
Cứ tạc xong một góc tượng, Tiến phải thuê xe cẩu tới vần xoay khối đá nặng gần 30 chục tấn để làm sang góc khác. Mỗi lần chiếc cẩu nâng lên, hạ xuống là một lần anh đứng ngồi không yên. Chỉ một sơ sẩy nhỏ có thể khiến tượng nứt vỡ như chơi.
Cực nhất là thời gian tạc kỹ. Những ngày hè tháng 6, tháng 7, Hà Nội liên tiếp có những đợt nắng nóng kỷ lục, thế mà Tiến cùng các “đồng đội” vẫn phải phơi lưng giữa trời, tay dùi, tay đục “chiến đấu” với tảng đá “lì”. Nói đến đó, Tiến cười ha hả, hồn nhiên chỉ vào làn da đen nhẻm tự hào khoe: “Cái này là thành quả của mấy tháng hè làm tượng đây”.
Sau 4 tháng triền miên chinh phục đá, với 3 lần thay máy cắt, bức tượng Phật ngọc nặng trên 22 tấn đã được hoàn thành trong niềm vui khôn xiết của những hội viên Hội đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội. Khi này, Tiến mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Đây được ghi nhận là bức tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm này. Bức tượng được đặt trong tòa tháp xây dựng trên diện tích 200m² tại Trúc Lâm Thiền Viện, cạnh cây bồ đề do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang từ Ấn Độ về cung tiến./.
Nhưng, để khối đá vô tri hơn 80 tấn thành hình như thế, những nghệ nhân chế tác đá đã trải qua một hành trình rất dài.
Vượt rừng tìm đá gửi “Phật tâm”
Tháng 5/2009, một Phật tử người Australia cung tiến tượng Phật ngọc đến chùa Phật Tích (Bắc Ninh), rất nhiều người dân ở khắp nơi đổ về đây chiêm ngưỡng. Những thành viên trong Hội Đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội chợt nảy ra ý nghĩ: Sao Việt Nam nhiều tài nguyên đá quý mà mình lại không chế tác được một tác phẩm hoành tráng như thế? Hơn nữa, lại sắp đến dịp Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nên các hội viên Hội Đá cảnh, gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội rất mong muốn có một tác phẩm tiêu biểu để góp phần chào mừng ngày lễ trọng đại của Thủ đô.
Nghĩ là làm, khoảng tháng 8/2009, các thành viên của hội đã tỏa đi khắp mọi miền để săn tìm đá tạc. Suốt dọc đất nước, từ Yên Bái, Bắc Kạn đến Tây Nguyên xa xôi, cứ ở đâu nghe phong phanh về một mỏ đá quý là thành viên của Hội lại lên đường.
Vài tuần, rồi vài tháng, nhiều người bi quan đã bàn đến phương án nhập khẩu đá ngoại. Nhưng những nghệ nhân tâm huyết vẫn quyết tâm đi tìm. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, mỏ đá quý Corindon, quý chỉ sau kim cương, có hàm lượng 80% saphia đã được tìm thấy ở Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An).
Đến bây giờ, khi ngồi chuyện trò với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch hội vẫn hay đùa rằng hành trình đưa đá về chẳng khác nào Đường Tăng cùng các học trò khi xưa đi Tây Trúc thỉnh kinh, hết nạn này đến nạn khác, rồi cuối cùng mới đắc đạo. Bởi tìm đá đã vất vả, nhưng đưa được đá về lại càng khó nhọc hơn. Tuy đã xin được giấy phép của huyện Hợp Quỳ cho khai thác đá nhưng đoàn liên tục gặp phải sự cản trở của cánh khai thác đá lậu.
Ông Mỹ còn nhớ như in, đó là một ngày trời mưa tầm tã. Đoàn xe đang từ từ dò đường vào rừng thì một số chủ khai thác đá lậu đã cho xe công nông chắn ngang đường, cản trở. Thậm chí có một cô gái nằm soài ra “ăn vạ” không cho ô tô qua. Đủ các quái chiêu của dân săn đá, thậm chí cả lời dọa dẫm về một thứ “luật rừng” đã được đưa ra để uy hiếp đoàn nhưng ai cũng nhủ rằng không thể “tay trắng” về Hà Nội, nhất là khi cực khổ lắm mới tìm ra nơi này.
Sau hàng tuần gây áp lực từ phía lực lượng công an, chính quyền và thậm chí cả làm công tác dân vận, cuối cùng đoàn mới khai thác được 6 khối đá nặng 80 tấn. Tuy nhiên, khi tìm đá xong thì trời mưa như trút nước, đường rừng bị sạt lở, xe không chạy qua được. Thế là lại “cắm rừng”, ngủ núi để coi đá gần một tháng trời.
Nhờ nỗ lực của cả đoàn, 80 tấn đá đã được đưa về Trúc Lâm Thiền Viện (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) để chế tác. Nhưng chưa ai trong hội dám thở phào, khó khăn mới chỉ bắt đầu. Vì những ai hiểu đá, yêu đá đều hiểu đá Corindon là loại đá cứng độ 9, chỉ dùng kim cương mới cắt được. Do đó, trong vòng 2 tháng trời, cả 3 tốp thợ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được mời đều “bó tay” chịu thua.
Cuối cùng, Vương Hữu Tiến, một hội viên của Hội Đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội, vốn được xem như người chuyên “trị” đá cứng đã dũng cảm đứng ra nhận vận chuyển đá về Hà Nội để chế tác.
“Kỳ tích” mừng Đại lễ
Thấy Tiến nhận làm bức tượng, nhiều người đã không ngại cười khẩy mà đồ rằng: “lão này quả là tay ngông cuồng”. Bởi theo họ, cái kiểu vần hàng chục tấn đá về Hà Nội, lại là loại đá cứng như thế họa có núi tiền đổ vào. Và có chăng, để cái khối đá cứng ngắc chỉ sau kim cương thành hình thành dạng thì cũng phải bỏ ra thêm một số tiền kha khá nữa.
Bất chấp những lời bàn ra, tán vào của thiên hạ, Vương Hữu Tiến vẫn bắt tay vào làm cho thỏa khát khao chinh phục đá. Càng làm nhiều, đi sâu vào tìm hiểu, Tiến lại càng vỡ ra bao điều. Ngày đầu, khi ngắm nhìn nguyên mẫu của tác phẩm là bức tượng bằng gỗ xoan đào cầm nhành hoa sen, Tiến mê lắm, chụp hình lia lịa.
Có những đêm thức trắng, anh nằm vắt tay lên trán nghĩ ngợi làm thế nào rồi lôi ảnh ra xem. Xong lại bật dậy cắm đầu vẽ. Càng ngày Tiến lại càng muốn làm mới bức tượng. Cuối cùng anh đã mạnh dạn đề xuất thay đổi tư thế ngồi của Phật. Đức Phật thay vì cầm nhành hoa sẽ đan hai tay thiền tịnh, thư thái.
Trong 4 tháng ròng, Tiến đã hủy hết toàn bộ đơn hàng, gom những thợ giỏi nhất từ khắp nơi về để cùng chung tay chế tác. Đội thợ này được Tiến tỉ mỉ chia ra thành hai tốp: một tốp tạc thô và một nhóm tạc kỹ.
Cứ tạc xong một góc tượng, Tiến phải thuê xe cẩu tới vần xoay khối đá nặng gần 30 chục tấn để làm sang góc khác. Mỗi lần chiếc cẩu nâng lên, hạ xuống là một lần anh đứng ngồi không yên. Chỉ một sơ sẩy nhỏ có thể khiến tượng nứt vỡ như chơi.
Cực nhất là thời gian tạc kỹ. Những ngày hè tháng 6, tháng 7, Hà Nội liên tiếp có những đợt nắng nóng kỷ lục, thế mà Tiến cùng các “đồng đội” vẫn phải phơi lưng giữa trời, tay dùi, tay đục “chiến đấu” với tảng đá “lì”. Nói đến đó, Tiến cười ha hả, hồn nhiên chỉ vào làn da đen nhẻm tự hào khoe: “Cái này là thành quả của mấy tháng hè làm tượng đây”.
Sau 4 tháng triền miên chinh phục đá, với 3 lần thay máy cắt, bức tượng Phật ngọc nặng trên 22 tấn đã được hoàn thành trong niềm vui khôn xiết của những hội viên Hội đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội. Khi này, Tiến mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Đây được ghi nhận là bức tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm này. Bức tượng được đặt trong tòa tháp xây dựng trên diện tích 200m² tại Trúc Lâm Thiền Viện, cạnh cây bồ đề do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang từ Ấn Độ về cung tiến./.
Bên cạnh tượng Phật Ngọc, Hội Đá cảnh, Gỗ lũa, Tranh tượng nghệ thuật Hà Nội còn phối hợp với Trung tâm Đá cảnh Việt Nam sưu tập trên 1.000 tác phẩm nghệ thuật bằng đá, gỗ lũa có chất lượng để mở triển lãm tại Hoàng thành Thăng Long trong dịp Đại lễ. Trong số này, nổi bật là các tác phẩm: Rồng đá Tây Nguyên nặng 25 tấn; Bản đồ Việt Nam bằng 225 cây vàng; Gỗ lũa cao 6,6m; Tượng Chim hòa bình có sải cánh rộng 4m, nặng 5 tấn bằng đá quý… |
Sơn Bách (Vietnam+)