Ngày 27/10, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tham quan, kiến tập Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng), do Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận tổ chức.
Tại đây, các đại biểu đã được nghe phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân giới thiệu rất chi tiết về lịch sử hình thành, cấu tạo, các đặc trưng cơ bản, một số ứng dụng chính cũng như chế độ vận hành của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Các đại biểu còn được nghe phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) và các biện pháp để đảm bảo an toàn cho lò phản ứng - vấn đề mà các đại biểu đặc biệt quan tâm.
Trả lời thắc mắc "tại sao không xây thêm nhiều lớp bảo vệ bên ngoài lò phản ứng để đảm bảo an toàn hơn mà chỉ dừng lại ở 3 lớp?", phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền nhấn mạnh 3 nguyên lý cơ bản cho an toàn nhà máy điện hạt nhân đó là: hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng cần đảm bảo tự động dập lò ngay khi có sự bất thường về thiết bị, công suất, chu kỳ, chế độ tải nhiệt…; bảo đảm nghiêm ngặt chế độ vận hành và khai thác lò phản ứng bằng cách ban hành các quy phạm, nội quy và quy chế; bảo đảm nghiêm ngặt chế độ tải nhiệt và các thông số nước làm nguội trong lò. Nếu xây nhiều hàng rào bảo vệ mà bên trong không đảm bảo thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Các đại biểu cũng quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân cho con em nhân dân trong vùng dự án khi nhà máy đi vào vận hành.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền trả lời thời gian xây dựng tổ máy đầu tiên sẽ cần khoảng 5.000 người, kể cả chuyên gia, kỹ sư, công nhân…Vì vậy, để có nguồn nhân lực phục vụ nhà máy, không chỉ người dân của vùng dự án mà cả tỉnh Ninh Thuận và những tỉnh khác cũng nên theo dần những ngành có liên quan như điện, nước, cơ khí, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga)…bên cạnh các ngành đào tạo điện hạt nhân. Sau khi học xong thì nên làm việc để lấy kinh nghiệm.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn bằng cách gửi học sinh sang các nước hoặc đào tạo ở các trường đại học trong nước, trong đó sẽ chú trọng quan tâm đến nguồn lao động ở địa phương. Chiến lược đào tạo này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước khi mà trong tương lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân nữa.
Các đại biểu cũng đã được tham quan trung tâm điều khiển lò phản ứng hạt nhân, trung tâm nghiên cứu và điều chế, khu xử lý chất thải phóng xạ, kho lưu giữ chất thải phóng xạ và một số nhà phụ trợ khác. Đến thăm khu dân cư xung quanh lò phản ứng hạt nhân, các đại biểu được tận mắt chứng kiến cũng như hiểu được rằng lò phản ứng điện hạt nhân rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bà con nơi đây.
Qua chuyến tham quan, kiến tập tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về điện hạt nhân thông qua hình thức tuyên truyền trực quan, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa cán bộ, người dân vùng dự án với Ban quản lý dự án điện hạt nhân tại địa phương./.
Tại đây, các đại biểu đã được nghe phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân giới thiệu rất chi tiết về lịch sử hình thành, cấu tạo, các đặc trưng cơ bản, một số ứng dụng chính cũng như chế độ vận hành của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Các đại biểu còn được nghe phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) và các biện pháp để đảm bảo an toàn cho lò phản ứng - vấn đề mà các đại biểu đặc biệt quan tâm.
Trả lời thắc mắc "tại sao không xây thêm nhiều lớp bảo vệ bên ngoài lò phản ứng để đảm bảo an toàn hơn mà chỉ dừng lại ở 3 lớp?", phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền nhấn mạnh 3 nguyên lý cơ bản cho an toàn nhà máy điện hạt nhân đó là: hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng cần đảm bảo tự động dập lò ngay khi có sự bất thường về thiết bị, công suất, chu kỳ, chế độ tải nhiệt…; bảo đảm nghiêm ngặt chế độ vận hành và khai thác lò phản ứng bằng cách ban hành các quy phạm, nội quy và quy chế; bảo đảm nghiêm ngặt chế độ tải nhiệt và các thông số nước làm nguội trong lò. Nếu xây nhiều hàng rào bảo vệ mà bên trong không đảm bảo thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Các đại biểu cũng quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân cho con em nhân dân trong vùng dự án khi nhà máy đi vào vận hành.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền trả lời thời gian xây dựng tổ máy đầu tiên sẽ cần khoảng 5.000 người, kể cả chuyên gia, kỹ sư, công nhân…Vì vậy, để có nguồn nhân lực phục vụ nhà máy, không chỉ người dân của vùng dự án mà cả tỉnh Ninh Thuận và những tỉnh khác cũng nên theo dần những ngành có liên quan như điện, nước, cơ khí, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga)…bên cạnh các ngành đào tạo điện hạt nhân. Sau khi học xong thì nên làm việc để lấy kinh nghiệm.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn bằng cách gửi học sinh sang các nước hoặc đào tạo ở các trường đại học trong nước, trong đó sẽ chú trọng quan tâm đến nguồn lao động ở địa phương. Chiến lược đào tạo này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước khi mà trong tương lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân nữa.
Các đại biểu cũng đã được tham quan trung tâm điều khiển lò phản ứng hạt nhân, trung tâm nghiên cứu và điều chế, khu xử lý chất thải phóng xạ, kho lưu giữ chất thải phóng xạ và một số nhà phụ trợ khác. Đến thăm khu dân cư xung quanh lò phản ứng hạt nhân, các đại biểu được tận mắt chứng kiến cũng như hiểu được rằng lò phản ứng điện hạt nhân rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bà con nơi đây.
Qua chuyến tham quan, kiến tập tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về điện hạt nhân thông qua hình thức tuyên truyền trực quan, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa cán bộ, người dân vùng dự án với Ban quản lý dự án điện hạt nhân tại địa phương./.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)