Ngày 21/2, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị gồm đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư... và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đa số đại biểu đồng tình qua 20 năm thực hiện, Hiến pháp năm 1992 đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc sửa đổi Hiến pháp là để phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đại biểu đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm với Dự thảo về những vấn đề cần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn, nhất là các vấn đề về quyền con người, quyền công dân, vấn đề về bảo vệ Tổ quốc...
Ông Trần Ngọc An, Chủ tịch Hội Luật Gia tỉnh Bình Thuận cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được sắp xếp khoa học, hợp lý. Lời nói đầu ngắn gọn, thể hiện được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã quy định thành một chương riêng, ghi nhận và đảm bảo các quyền con người được tôn trọng và thực hiện.
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 54, Chương III về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường để cho rõ hơn, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “đúng quy định” trước cụm từ “pháp luật”; điều 57 sửa đổi không cần phải có điều kiện nhà nước có đầu tư, quản lý mới là tài sản công, là sở hữu của toàn dân. Do vậy, cần sửa là “đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời là tài sản toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.”
Tại khoản 3 điều 58, các đại biểu đề nghị tách ra làm 2 nhóm gồm: nhóm 1 là thu hồi đất để phục vụ quốc phòng, an ninh; nhóm 2 là thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế-xã hội... Có như vậy người bị thu hồi đất dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài và không đúng pháp luật.
Điều 21, Chương II, nhiều đại biểu có ý kiến nên bổ sung cho đầy đủ vì theo Dự thảo “Mọi người có quyền sống” là chưa đủ, vì khi người phạm tội nghiêm trọng, bị án tử hình thì có thực hiện được quyền sống này hay không.
Đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 điều 15 “Nhà nước bảo vệ và giúp đỡ những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội” vì hiện nay, nhà nước đã có nhiều chính sách xã hội đối với nhóm người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em, phụ nữ và người nhiễm chất độc da cam, HIV...
Khoản 1 điều 16, các đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “có nghĩa vụ” thay bằng từ “phải” và thêm từ “hợp pháp”, do đó Dự thảo nên quy định là “Mọi người phải tôn trọng quyền hợp pháp của người khác.”
Cùng với đó, nhiều đại biểu có ý kiến bổ sung khoản 2 điều 38 Dự thảo sửa đổi như sau: "Cấm các hành vi không thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động; sử dụng lao động không đúng mục đích..." Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc, đa số đại biểu đồng tình bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn dân, do đó nên thay cụm từ “sự nghiệp” là “trách nhiệm”...
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp thu, chuyển đến các cơ quan liên quan và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Đa số đại biểu đồng tình qua 20 năm thực hiện, Hiến pháp năm 1992 đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc sửa đổi Hiến pháp là để phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đại biểu đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm với Dự thảo về những vấn đề cần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn, nhất là các vấn đề về quyền con người, quyền công dân, vấn đề về bảo vệ Tổ quốc...
Ông Trần Ngọc An, Chủ tịch Hội Luật Gia tỉnh Bình Thuận cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được sắp xếp khoa học, hợp lý. Lời nói đầu ngắn gọn, thể hiện được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã quy định thành một chương riêng, ghi nhận và đảm bảo các quyền con người được tôn trọng và thực hiện.
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 54, Chương III về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường để cho rõ hơn, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “đúng quy định” trước cụm từ “pháp luật”; điều 57 sửa đổi không cần phải có điều kiện nhà nước có đầu tư, quản lý mới là tài sản công, là sở hữu của toàn dân. Do vậy, cần sửa là “đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời là tài sản toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.”
Tại khoản 3 điều 58, các đại biểu đề nghị tách ra làm 2 nhóm gồm: nhóm 1 là thu hồi đất để phục vụ quốc phòng, an ninh; nhóm 2 là thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế-xã hội... Có như vậy người bị thu hồi đất dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài và không đúng pháp luật.
Điều 21, Chương II, nhiều đại biểu có ý kiến nên bổ sung cho đầy đủ vì theo Dự thảo “Mọi người có quyền sống” là chưa đủ, vì khi người phạm tội nghiêm trọng, bị án tử hình thì có thực hiện được quyền sống này hay không.
Đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 điều 15 “Nhà nước bảo vệ và giúp đỡ những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội” vì hiện nay, nhà nước đã có nhiều chính sách xã hội đối với nhóm người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em, phụ nữ và người nhiễm chất độc da cam, HIV...
Khoản 1 điều 16, các đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “có nghĩa vụ” thay bằng từ “phải” và thêm từ “hợp pháp”, do đó Dự thảo nên quy định là “Mọi người phải tôn trọng quyền hợp pháp của người khác.”
Cùng với đó, nhiều đại biểu có ý kiến bổ sung khoản 2 điều 38 Dự thảo sửa đổi như sau: "Cấm các hành vi không thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động; sử dụng lao động không đúng mục đích..." Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc, đa số đại biểu đồng tình bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn dân, do đó nên thay cụm từ “sự nghiệp” là “trách nhiệm”...
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp thu, chuyển đến các cơ quan liên quan và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Tấn Hùng (TTXVN)