Ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết 2059, gia hạn sứ mệnh giám sát của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 30 ngày, chỉ vài giờ trước khi sứ mệnh 90 ngày của phái bộ này kết thúc.
Nga và Trung Quốc đã ủng hộ bản nghị quyết mới, do Anh đề xuất, với nội dung yêu cầu tất cả các bên tại Syria phải thực hiện những bước đi cần thiết để chấm dứt tình trạng bạo lực hiện nay.
Cũng theo nghị quyết mới, UNSMIS có thể tiếp tục được gia hạn sứ mệnh của mình, nếu như được “các báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an xác nhận rằng tình trạng bạo lực và sử dụng vũ khí hạng nặng của tất cả các bên tại Syria đã giảm đáng kể” để phái bộ Liên hợp quốc có thể thực thi nhiệm vụ. Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin đã hoan nghênh nghị quyết 2059, khẳng định đây là một nghị quyết cân bằng khi yêu cầu tất cả các bên tại Syria phải cùng tham gia thực hiện.
Tuy nhiên, đại diện của Mỹ và Anh lại cho rằng nghị quyết mới là "cơ hội cuối cùng" cho các quan sát viên tại Syria. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice nhận định nghị quyết 2059 sẽ cho phép các quan sát viên UNSMIS "được rút một cách trật tự và an toàn" khỏi quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc, ông Mark Lyall Grant cũng nhấn mạnh đây là lần gia hạn sứ mệnh cuối cùng của UNSMIS nếu như tình hình hiện nay ở Syria không thay đổi. Tuy nhiên, Đại sứ Churkin đã bác bỏ luận điểm này của phương Tây, khi cho rằng việc mô tả nghị quyết 2059 như vậy sẽ làm chệch hướng UNSMIS cũng như cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực giải quyết khủng hoảng tại Syria.
Trước đó, UNSMIS, với 300 quan sát viên, đã phải tạm ngừng sứ mệnh giám sát thỏa thuận ngừng bắn tại Syria theo đề xuất hòa bình 6 điểm của đặc phái viên quốc tế Kofi Annan từ hôm 16/6 vừa qua, do không được bảo đảm an ninh trong bối cảnh bạo lực không ngừng leo thang ở quốc gia Trung Đông này.
Cũng trong ngày 20/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo phương Tây không nên đơn phương hành động nhằm vào Syria vượt quá khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các hãng thông tấn Nga dẫn tuyên bố của Tổng thống Putin trong cuộc họp kín của Hội đồng An ninh Nga rằng “bất kỳ nỗ lực nào phớt lờ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ trở nên vô hiệu và làm xói mòn vị thế của tổ chức quốc tế này.”
Cảnh báo của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc hôm 19/7 đã lần thứ ba trong vòng 9 tháng qua sử dụng quyền phủ quyết đối với các dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an nhằm trừng phạt Syria do phương Tây đề xuất./.
Nga và Trung Quốc đã ủng hộ bản nghị quyết mới, do Anh đề xuất, với nội dung yêu cầu tất cả các bên tại Syria phải thực hiện những bước đi cần thiết để chấm dứt tình trạng bạo lực hiện nay.
Cũng theo nghị quyết mới, UNSMIS có thể tiếp tục được gia hạn sứ mệnh của mình, nếu như được “các báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an xác nhận rằng tình trạng bạo lực và sử dụng vũ khí hạng nặng của tất cả các bên tại Syria đã giảm đáng kể” để phái bộ Liên hợp quốc có thể thực thi nhiệm vụ. Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin đã hoan nghênh nghị quyết 2059, khẳng định đây là một nghị quyết cân bằng khi yêu cầu tất cả các bên tại Syria phải cùng tham gia thực hiện.
Tuy nhiên, đại diện của Mỹ và Anh lại cho rằng nghị quyết mới là "cơ hội cuối cùng" cho các quan sát viên tại Syria. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice nhận định nghị quyết 2059 sẽ cho phép các quan sát viên UNSMIS "được rút một cách trật tự và an toàn" khỏi quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc, ông Mark Lyall Grant cũng nhấn mạnh đây là lần gia hạn sứ mệnh cuối cùng của UNSMIS nếu như tình hình hiện nay ở Syria không thay đổi. Tuy nhiên, Đại sứ Churkin đã bác bỏ luận điểm này của phương Tây, khi cho rằng việc mô tả nghị quyết 2059 như vậy sẽ làm chệch hướng UNSMIS cũng như cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực giải quyết khủng hoảng tại Syria.
Trước đó, UNSMIS, với 300 quan sát viên, đã phải tạm ngừng sứ mệnh giám sát thỏa thuận ngừng bắn tại Syria theo đề xuất hòa bình 6 điểm của đặc phái viên quốc tế Kofi Annan từ hôm 16/6 vừa qua, do không được bảo đảm an ninh trong bối cảnh bạo lực không ngừng leo thang ở quốc gia Trung Đông này.
Cũng trong ngày 20/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo phương Tây không nên đơn phương hành động nhằm vào Syria vượt quá khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các hãng thông tấn Nga dẫn tuyên bố của Tổng thống Putin trong cuộc họp kín của Hội đồng An ninh Nga rằng “bất kỳ nỗ lực nào phớt lờ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ trở nên vô hiệu và làm xói mòn vị thế của tổ chức quốc tế này.”
Cảnh báo của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc hôm 19/7 đã lần thứ ba trong vòng 9 tháng qua sử dụng quyền phủ quyết đối với các dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an nhằm trừng phạt Syria do phương Tây đề xuất./.
(TTXVN)