Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng lên 4 độ C vào năm 2060 và sẽ mang lại nhiều hậu quả tàn khốc nếu chính phủ các nước không hành động khẩn cấp để đối phó những tác động của biến đổi khí hậu.
Cảnh báo trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong bản báo cáo công bố ngày 18/11.
Trong bản báo cáo trên, WB đã nêu ra những tác động nghiêm trọng mà các khu vực trên thế giới sẽ phải hứng chịu nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 4 độ C vào cuối thế kỷ 21. Đó là các đợt nóng sẽ tấn công Nga và Mỹ thường xuyên hơn, nhiệt độ khu vực Địa Trung Hải có thể tăng cao hơn 9 độ C so với hiện tại, tình trạng axít hóa đại dương tăng kỷ lục và đe dọa nghiêm trọng đến các bãi đá ngầm san hô, phá hủy hệ sinh thái biển.
Báo cáo cũng cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng cao sẽ khiến mực nước biển sẽ dâng cao lên gần 1m và gây lụt lội ở các nước như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Madagasca, Mexico, Philippines, Venezuela và Việt Nam, đồng thời dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, tình trạng mất mùa liên miên và khiến nhiều loại dịch bệnh gia tăng.
Phát biểu trước báo giới tại buổi hội thảo công bố bản báo cáo, Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không bao giờ có thể xóa đói nghèo nếu không giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với xã hội hiện nay."
Theo ông Jim Yong Kim, 97% các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng những hành động của con người tác động đến môi trường như phá rừng và hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính khiến lượng khí thải cácbon gia tăng, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu WB kêu gọi người dân và chính phủ cần có những hành động khẩn cấp và mạnh mẽ để cắt giảm khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính cũng như giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác than đá và hướng tới việc sản xuất năng lượng sạch.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hối thúc các nước cần giữ vững và thực hiện đầy đủ cam kết về thỏa thuận khí hậu đã đạt được tại Hội nghị biến đổi khí hậu tổ chức ở Nam Phi hồi năm ngoái. 194 quốc gia tham dự hội nghị đã nhất trí khởi động lộ trình đàm phán về hiệp ước cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mang tính ràng buộc pháp lý trước năm 2015 với mục tiêu của giới hạn nhiệt độ không tăng thêm quá 2 độ C.
Theo thống kê, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 0,8 độ C bởi khí nhà kính và đạt mức cao kỷ lục trong thập kỷ qua, khiến các thảm họa thiên nhiên xuất hiện thường xuyên hơn. Dự kiến, từ ngày 26/11 đến ngày 7/12 tới, khoảng 200 quốc gia sẽ nhóm họp tại thủ đô Doha của Qatar nhằm đạt được sự đồng thuận về việc gia hạn Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012, theo đó các nước cam kết tiếp tục thúc đẩy kế hoạch cắt giảm lượng khí thải cácbon gây hiệu ứng nhà kính./.
Cảnh báo trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong bản báo cáo công bố ngày 18/11.
Trong bản báo cáo trên, WB đã nêu ra những tác động nghiêm trọng mà các khu vực trên thế giới sẽ phải hứng chịu nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 4 độ C vào cuối thế kỷ 21. Đó là các đợt nóng sẽ tấn công Nga và Mỹ thường xuyên hơn, nhiệt độ khu vực Địa Trung Hải có thể tăng cao hơn 9 độ C so với hiện tại, tình trạng axít hóa đại dương tăng kỷ lục và đe dọa nghiêm trọng đến các bãi đá ngầm san hô, phá hủy hệ sinh thái biển.
Báo cáo cũng cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng cao sẽ khiến mực nước biển sẽ dâng cao lên gần 1m và gây lụt lội ở các nước như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Madagasca, Mexico, Philippines, Venezuela và Việt Nam, đồng thời dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, tình trạng mất mùa liên miên và khiến nhiều loại dịch bệnh gia tăng.
Phát biểu trước báo giới tại buổi hội thảo công bố bản báo cáo, Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không bao giờ có thể xóa đói nghèo nếu không giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với xã hội hiện nay."
Theo ông Jim Yong Kim, 97% các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng những hành động của con người tác động đến môi trường như phá rừng và hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính khiến lượng khí thải cácbon gia tăng, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu WB kêu gọi người dân và chính phủ cần có những hành động khẩn cấp và mạnh mẽ để cắt giảm khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính cũng như giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác than đá và hướng tới việc sản xuất năng lượng sạch.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hối thúc các nước cần giữ vững và thực hiện đầy đủ cam kết về thỏa thuận khí hậu đã đạt được tại Hội nghị biến đổi khí hậu tổ chức ở Nam Phi hồi năm ngoái. 194 quốc gia tham dự hội nghị đã nhất trí khởi động lộ trình đàm phán về hiệp ước cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mang tính ràng buộc pháp lý trước năm 2015 với mục tiêu của giới hạn nhiệt độ không tăng thêm quá 2 độ C.
Theo thống kê, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 0,8 độ C bởi khí nhà kính và đạt mức cao kỷ lục trong thập kỷ qua, khiến các thảm họa thiên nhiên xuất hiện thường xuyên hơn. Dự kiến, từ ngày 26/11 đến ngày 7/12 tới, khoảng 200 quốc gia sẽ nhóm họp tại thủ đô Doha của Qatar nhằm đạt được sự đồng thuận về việc gia hạn Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012, theo đó các nước cam kết tiếp tục thúc đẩy kế hoạch cắt giảm lượng khí thải cácbon gây hiệu ứng nhà kính./.
(TTXVN)