Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên giao dịch ngày 11/10.
Chứng khoán tăng khi các nhà giao dịch tái đầu tư vào cổ phiếu giữa lúc có những dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có hành động nhằm ngăn chặn việc nền kinh tế nước này rơi trở lại vào suy thoái.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, trước dự đoán về làn sóng đầu tư vào các thị trường đang nổi sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong lúc lãi suất ở các nước phát triển được duy trì ở mức thấp.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 263,13 điểm, hay 1,15%, lên 23.207,31 điểm - mức cao nhất trong hai năm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 68,2 điểm, hay 2,49%, lên 2.806,94 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 67,43 điểm, hay 0,82%, lên 8.176,76 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 16,2 điểm, hay 0,35%, lên 4.697,5 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,16 điểm, hay 0,38%, xuống 1.889,91 điểm. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Các thị trường tăng trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 9,5% hoặc hơn trong 14 tháng, tại cuộc họp sắp tới vào tháng 11, FED sẽ quyết định hạ lãi suất dài hạn xuống mức thấp hơn nữa, nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kép đối với nền kinh tế.
Theo Tổng giám đốc Fulbright Securities Ltd. ở Hongkong, Francis Lun, đây là nguyên nhân khiến khá nhiều tiền nóng đang chảy vào thị trường chứng khoán, khi các nhà đầu tư không muốn giữ tiền, trong lúc FED có thể bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Theo dự đoán, FED có thể mua thêm hàng tỷ USD trái phiếu chính phủ, nhằm giảm hơn nữa lãi suất cho vay thế chấp, các khoản vay của doanh nghiệp và các khoản nợ khác.
Động thái này có thể làm lãi suất cho vay giảm, từ đó khuyến khích chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế. Với việc tiếp tục hạ lãi suất dài hạn xuống thấp hơn nữa, những động thái của FED sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường nắm giữ các tài sản như chứng khoán và hàng hóa.
Tuy nhiên, việc đổ tiền vào các tài sản này sẽ khiến lượng USD được lưu thông tăng, gây áp lực giảm giá lên đồng tiền này./.
Chứng khoán tăng khi các nhà giao dịch tái đầu tư vào cổ phiếu giữa lúc có những dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có hành động nhằm ngăn chặn việc nền kinh tế nước này rơi trở lại vào suy thoái.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, trước dự đoán về làn sóng đầu tư vào các thị trường đang nổi sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong lúc lãi suất ở các nước phát triển được duy trì ở mức thấp.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 263,13 điểm, hay 1,15%, lên 23.207,31 điểm - mức cao nhất trong hai năm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 68,2 điểm, hay 2,49%, lên 2.806,94 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 67,43 điểm, hay 0,82%, lên 8.176,76 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 16,2 điểm, hay 0,35%, lên 4.697,5 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,16 điểm, hay 0,38%, xuống 1.889,91 điểm. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Các thị trường tăng trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 9,5% hoặc hơn trong 14 tháng, tại cuộc họp sắp tới vào tháng 11, FED sẽ quyết định hạ lãi suất dài hạn xuống mức thấp hơn nữa, nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kép đối với nền kinh tế.
Theo Tổng giám đốc Fulbright Securities Ltd. ở Hongkong, Francis Lun, đây là nguyên nhân khiến khá nhiều tiền nóng đang chảy vào thị trường chứng khoán, khi các nhà đầu tư không muốn giữ tiền, trong lúc FED có thể bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Theo dự đoán, FED có thể mua thêm hàng tỷ USD trái phiếu chính phủ, nhằm giảm hơn nữa lãi suất cho vay thế chấp, các khoản vay của doanh nghiệp và các khoản nợ khác.
Động thái này có thể làm lãi suất cho vay giảm, từ đó khuyến khích chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế. Với việc tiếp tục hạ lãi suất dài hạn xuống thấp hơn nữa, những động thái của FED sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường nắm giữ các tài sản như chứng khoán và hàng hóa.
Tuy nhiên, việc đổ tiền vào các tài sản này sẽ khiến lượng USD được lưu thông tăng, gây áp lực giảm giá lên đồng tiền này./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)