Trong phiên giao dịch ngày 21/9, hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều tăng điểm, nhờ hoạt động “săn lùng” chứng khoán giá hời diễn ra sôi nổi, trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi kết quả từ cuộc họp kéo dài hai ngày của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), dự kiến kết thúc vào ngày 21/9, với hy vọng một gói kích thích tài chính mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng nhẹ 19,92 điểm, tương đương 0,23%, lên 8.741,16 điểm.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản là Toyota lại để tuột mất đà tăng điểm ở đầu phiên và quay đầu giảm vào cuối phiên sau khi hãng này thông báo tạm thời đóng cửa 11 trong tổng số 15 nhà máy sản xuất ôtô của Toyota nhằm tránh những thiệt hại do cơn bão sắp đổ bộ vào Nhật Bản trong vài ngày tới.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 16,31 điểm, tương đương 0,89%, đóng cửa ở mức 1.854,28 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 31,6 điểm (0,78%), lên 4.071,8 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại diễn biến trái chiều.
Trong khi chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 65,20 điểm, lên 2.512,96 điểm, thì chỉ số Hang Sheng lại quay đầu giảm mạnh 190,63 điểm và đóng cửa ở mức 18.824,17 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (20/9), chứng khoán Mỹ biến động không đồng nhất, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ và thận trọng chờ đợi kết quả từ cuộc họp của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones quay đầu tăng nhẹ 7,65 điểm, tương đương 0,07%, đóng cửa ở mức 11.408,66 điểm. Tuy nhiên chỉ số S&P 500 lại tiếp tục giảm 2 điểm (0,17%) xuống 1.202,09 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 22,59 điểm (0,86%), xuống 2.590,24 điểm.
Vào đầu phiên, hầu hết các chỉ số chứng khoán Phố Wall đều tăng điểm, “phớt lờ” quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công của Italy từ từ A+/A-1+ xuống A/A-1 của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P).
Tuy nhiên, khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ của nước này, bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về đợt giải ngân mới nằm trong gói giải cứu thứ nhất dành cho Athens, thị trường chứng khoán lại quay đầu đi xuống.
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường cũng đang bị chi phối bởi cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ, do nhiều nhà đầu tư hy vọng một gói kích thích tài chính mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu.
Cũng trong phiên giao dịch 20/9, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc, sau khi đua nhau giảm điểm vào phiên trước đó, do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,98% lên 5.368,41 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,5%, đóng cửa ở mức 2.984,05 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng tăng 2,88% và chốt phiên ở mức 5.571,68 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng nhẹ 19,92 điểm, tương đương 0,23%, lên 8.741,16 điểm.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản là Toyota lại để tuột mất đà tăng điểm ở đầu phiên và quay đầu giảm vào cuối phiên sau khi hãng này thông báo tạm thời đóng cửa 11 trong tổng số 15 nhà máy sản xuất ôtô của Toyota nhằm tránh những thiệt hại do cơn bão sắp đổ bộ vào Nhật Bản trong vài ngày tới.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 16,31 điểm, tương đương 0,89%, đóng cửa ở mức 1.854,28 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 31,6 điểm (0,78%), lên 4.071,8 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại diễn biến trái chiều.
Trong khi chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 65,20 điểm, lên 2.512,96 điểm, thì chỉ số Hang Sheng lại quay đầu giảm mạnh 190,63 điểm và đóng cửa ở mức 18.824,17 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (20/9), chứng khoán Mỹ biến động không đồng nhất, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ và thận trọng chờ đợi kết quả từ cuộc họp của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones quay đầu tăng nhẹ 7,65 điểm, tương đương 0,07%, đóng cửa ở mức 11.408,66 điểm. Tuy nhiên chỉ số S&P 500 lại tiếp tục giảm 2 điểm (0,17%) xuống 1.202,09 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 22,59 điểm (0,86%), xuống 2.590,24 điểm.
Vào đầu phiên, hầu hết các chỉ số chứng khoán Phố Wall đều tăng điểm, “phớt lờ” quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm nợ công của Italy từ từ A+/A-1+ xuống A/A-1 của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P).
Tuy nhiên, khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ của nước này, bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về đợt giải ngân mới nằm trong gói giải cứu thứ nhất dành cho Athens, thị trường chứng khoán lại quay đầu đi xuống.
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường cũng đang bị chi phối bởi cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ, do nhiều nhà đầu tư hy vọng một gói kích thích tài chính mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu.
Cũng trong phiên giao dịch 20/9, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc, sau khi đua nhau giảm điểm vào phiên trước đó, do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,98% lên 5.368,41 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,5%, đóng cửa ở mức 2.984,05 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng tăng 2,88% và chốt phiên ở mức 5.571,68 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)