Sáng 15/7, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tổ chức công khai xin lỗi ông Nguyễn Thành Trung (61 tuổi, nguyên Phó phòng Nông nghiệp huyện Vị Thanh, nay là thành phố Vị Thanh) và bồi thường thiệt hại mất việc làm cho ông Trung hơn 416 triệu đồng.
Theo hồ sơ, tháng 4/1988, cho rằng ông Trung cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nên cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam.
Ba tháng sau, Viện kiểm sát Nhân dân huyện Vị Thanh tạm tha kèm yêu cầu ông phải có mặt nếu bị triệu tập. Kể từ đó vụ án của ông bị bỏ lửng.
Ông Trung liên tục khiếu nại nhưng không cơ quan nào trả lời. Đầu năm 2008, Viện kiểm sát Nhân dân thị xã Vị Thanh (nay là thành phố Vị Thanh) có văn bản cho biết trường hợp của ông không được bồi thường oan do hết thời hiệu khiếu nại. Viện kiểm sát Nhân dân thị xã còn cho rằng do ông đã không đi khiếu nại nhiều năm nên giờ mất quyền.
Với kết luận áp đặt vô căn cứ này, ông Trung tiếp tục mang đơn đi cầu cứu khắp nơi. Ngày 19/4/2011, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hậu Giang chấp nhận đơn khiếu nại, hủy toàn bộ nội dung giải quyết khiếu nại của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vị Thanh. Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định ông Trung đã bị khởi tố và bắt tạm giam không đúng quy định.
Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định lúc ông Trung làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vị Thắng (thuộc thị trấn Vị Thanh) đã kết nghĩa với nông trường Công ty ôtô Hậu Giang (cũ) để hỗ trợ nhau sản xuất. Sau khi thông qua ban chủ nhiệm hợp tác xã, đại hội xã viên, ông Trung duyệt cho nông trường mượn một số vật tư nông nghiệp.
Năm 1985, ông Trung nhận chức phó Phòng Nông nghiệp huyện và bàn giao số nợ này, có ghi vào biên bản trước sự chứng kiến của cấp ủy và ủy ban. Sau khi ông Trung bị khởi tố và bắt tạm giam, cơ quan điều tra không đề cập đến khoản nợ này…
Như vậy, ông Trung không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cho mượn vật tư rồi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước như cáo buộc. Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định việc bồi thường thiệt hại cho ông do Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Vị Thanh thực hiện.
Nhiều lần thương lượng không thành, ông Trung kiện ra Tòa án Nhân dân thành phố Vị Thanh đòi bồi thường gần 1,6 tỷ đồng.
Xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân thành phố Vị Thanh chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trung, buộc Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vị Thanh có trách nhiệm bồi thường hơn 416 triệu đồng đồng thời, buộc Viện kiểm sát Nhân dân phải tổ chức xin lỗi ông Trung công khai tại nơi ông cư trú, có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương, đại diện cơ quan nơi ông làm việc trước đây, đại diện của một tổ chức chính trị xã hội nơi ông là thành viên; cải chính công khai việc ông bị oan trên báo chí./.
Theo hồ sơ, tháng 4/1988, cho rằng ông Trung cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nên cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam.
Ba tháng sau, Viện kiểm sát Nhân dân huyện Vị Thanh tạm tha kèm yêu cầu ông phải có mặt nếu bị triệu tập. Kể từ đó vụ án của ông bị bỏ lửng.
Ông Trung liên tục khiếu nại nhưng không cơ quan nào trả lời. Đầu năm 2008, Viện kiểm sát Nhân dân thị xã Vị Thanh (nay là thành phố Vị Thanh) có văn bản cho biết trường hợp của ông không được bồi thường oan do hết thời hiệu khiếu nại. Viện kiểm sát Nhân dân thị xã còn cho rằng do ông đã không đi khiếu nại nhiều năm nên giờ mất quyền.
Với kết luận áp đặt vô căn cứ này, ông Trung tiếp tục mang đơn đi cầu cứu khắp nơi. Ngày 19/4/2011, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hậu Giang chấp nhận đơn khiếu nại, hủy toàn bộ nội dung giải quyết khiếu nại của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vị Thanh. Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định ông Trung đã bị khởi tố và bắt tạm giam không đúng quy định.
Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định lúc ông Trung làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vị Thắng (thuộc thị trấn Vị Thanh) đã kết nghĩa với nông trường Công ty ôtô Hậu Giang (cũ) để hỗ trợ nhau sản xuất. Sau khi thông qua ban chủ nhiệm hợp tác xã, đại hội xã viên, ông Trung duyệt cho nông trường mượn một số vật tư nông nghiệp.
Năm 1985, ông Trung nhận chức phó Phòng Nông nghiệp huyện và bàn giao số nợ này, có ghi vào biên bản trước sự chứng kiến của cấp ủy và ủy ban. Sau khi ông Trung bị khởi tố và bắt tạm giam, cơ quan điều tra không đề cập đến khoản nợ này…
Như vậy, ông Trung không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cho mượn vật tư rồi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước như cáo buộc. Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh xác định việc bồi thường thiệt hại cho ông do Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Vị Thanh thực hiện.
Nhiều lần thương lượng không thành, ông Trung kiện ra Tòa án Nhân dân thành phố Vị Thanh đòi bồi thường gần 1,6 tỷ đồng.
Xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân thành phố Vị Thanh chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trung, buộc Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vị Thanh có trách nhiệm bồi thường hơn 416 triệu đồng đồng thời, buộc Viện kiểm sát Nhân dân phải tổ chức xin lỗi ông Trung công khai tại nơi ông cư trú, có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương, đại diện cơ quan nơi ông làm việc trước đây, đại diện của một tổ chức chính trị xã hội nơi ông là thành viên; cải chính công khai việc ông bị oan trên báo chí./.
Huỳnh Sử (TTXVN)