Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Phụ Hiệp, tỉnh Hậu Giang còn trên 10% diện tích với khoảng 950ha mía chưa được thu hoạch.
Trong đó, nhiều diện tích bị chết do lũ lụt, sâu bệnh, một số diện tích khác mía bị trổ cờ, khô đọt rồi chết hoặc mía bị giảm chất lượng mà rất khó tiêu thụ.
Ở các xã như Hòa An, Phương Bình, Phương Phú, hiện có khoảng 105ha mía bị chết cây do sâu đục thân và bị ngập lũ, giảm năng suất từ 20% đến 30%.
Ở các xã còn lại như Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, thị trấn Bún Tàu, xã Hòa Mỹ, có hiện tượng mía bị trổ cờ, khô đọt và chết dần. Mặc dù nông dân rất bức xúc vì tình trạng mía thiệt hại nhưng thời điểm này thương lái thu mua ngày càng ít. Mặt khác, mía có chất lượng xấu rất khó tiêu thụ và tỷ lệ rủi ro cao nên các thương lái cũng rất ngại mua.
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết trên diện tích mía còn lại, việc thu hoạch của bà con hiện rất khó khăn. Giá nhân công thu hoạch khoảng từ 200.000 đến 250.000 đồng/tấn, tăng gấp 1,5 lần so với đầu vụ, do đó chi phí tăng cao.
Nhưng ngược lại, giá bán mía có nơi chỉ còn lại 600 đồng/kg do mía có chất lượng xấu. Nhiều thương lái ngại thu mua vì chuyên chở mía kéo dài dễ dẫn đến thua lỗ. Nhiều nông dân chấp nhận bán mía giá thấp dù lỗ vốn, nhưng cũng không bán được./.
Trong đó, nhiều diện tích bị chết do lũ lụt, sâu bệnh, một số diện tích khác mía bị trổ cờ, khô đọt rồi chết hoặc mía bị giảm chất lượng mà rất khó tiêu thụ.
Ở các xã như Hòa An, Phương Bình, Phương Phú, hiện có khoảng 105ha mía bị chết cây do sâu đục thân và bị ngập lũ, giảm năng suất từ 20% đến 30%.
Ở các xã còn lại như Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, thị trấn Bún Tàu, xã Hòa Mỹ, có hiện tượng mía bị trổ cờ, khô đọt và chết dần. Mặc dù nông dân rất bức xúc vì tình trạng mía thiệt hại nhưng thời điểm này thương lái thu mua ngày càng ít. Mặt khác, mía có chất lượng xấu rất khó tiêu thụ và tỷ lệ rủi ro cao nên các thương lái cũng rất ngại mua.
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết trên diện tích mía còn lại, việc thu hoạch của bà con hiện rất khó khăn. Giá nhân công thu hoạch khoảng từ 200.000 đến 250.000 đồng/tấn, tăng gấp 1,5 lần so với đầu vụ, do đó chi phí tăng cao.
Nhưng ngược lại, giá bán mía có nơi chỉ còn lại 600 đồng/kg do mía có chất lượng xấu. Nhiều thương lái ngại thu mua vì chuyên chở mía kéo dài dễ dẫn đến thua lỗ. Nhiều nông dân chấp nhận bán mía giá thấp dù lỗ vốn, nhưng cũng không bán được./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)