Đúng dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong không khí phấn khởi chung, một đêm nhạc tưng bừng và sâu lắng về những trang sử vàng của Tổ quốc sẽ là chương trình mang ý nghĩa đặc biệt.
Những người ký ức hào hùng của những người đã đi qua cuộc chiến vệ quốc của dân tộc, những người hôm nay muốn trở về miền ký ức một thời Máu và Hoa, họ đến với dòng nhạc cách mạng. Hai đêm nhạc đặc biệt “Còn lại với thời gian” tại Nhà hát Lớn vào 20h ngày 19-20/5 gợi nhớ niềm kiêu hãnh, tự hào của người chiến thắng, lòng khát khao tự do và khí thế đất nước vươn mình tiến bước.
Đêm nhạc được biên tập và đạo diễn bởi NSND Trần Bình cùng dàn hợp ca, dàn nghệ sĩ múa xuất sắc của Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Trung ương.
Âm hưởng của giai điệu hào hùng
Dù thời gian có thể làm nhạt nhòa nhiều điều trong quá khứ nhưng niềm tự hào về hai cuộc trường chinh lịch sử vẫn còn vang mãi trong tâm hồn dân tộc. Đó là tiếng khèn đồng thúc giục xung phong, là tiếng lòng xót xa, “Ngậm ngùi” khi gót giày đinh của thực dân Pháp xâm lược. Sức người được huy động tối đa cho cuộc kháng chiến chống Pháp khi ấy được thể hiện trong những giai điệu rộn rã, thúc giục.
Ta bỗng được thấy lại những bước chân rầm rập của những chiến sĩ “Tiểu đoàn 307”, tiếng “Hò kéo pháo” rền vang núi rừng Tây Bắc, và gặp sắc trắng hoa ban, hoa mận, lòng người phơi phới trong “Chiến thắng Điện Biên”.
Bên cạnh đó, NSND Quang Thọ, một chất giọng opera hào sảng đi cùng thời gian sẽ đem đến “Sơn nữ ca” của nhạc sĩ Trần Hoàn.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, âm hưởng của những giai điệu hào hùng hối thúc cả một thế hệ “Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước”, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Những nhạc phẩm như hiệu lệnh tiến công là những bản anh hùng ca Trước ngày tập bắn, Cô gái mở đường, Xe ta đi trong đêm Trường Sơn, Trường Sơn đông- Trường Sơn tây, Bài ca Trường Sơn...
Trong sự chia cắt tạm thời của đất Việt khiến bao trái tim quặn đau, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” là sự tha thiết nhắn nhủ “trong cơn bão tố giữ gìn lòng son”. Giọng hát mượt mà của NSND Thu Hiền cất lên câu hò bao năm qua rồi vẫn xao xuyến mãi khôn nguôi.
Chương trình còn có sự tham gia của lớp giọng ca vàng của dòng nhạc cách mạng. Đó là các ca sĩ Việt Hoàn, Đăng Dương, Tân Nhàn.... Tuy không trải qua năm tháng chiến tranh, nhưng bằng tài năng, sự học hỏi miệt mài và bằng cảm xúc, họ đã thực sự thuyết phục công chúng khi chạm đến những ca khúc “thử thách” đã gắn với tên tuổi của lớp nghệ sĩ bậc thầy. Đặc biệt, trong chương trình khán giả Thủ đô được gặp gỡ với giọng ca được yêu mến đến từ thành phố Hồ Chí Minh, ca sĩ Đức Tuấn…
Vẫn trầm ấm giọng ca 76 tuổi
Mặc dù 76 tuổi, NSND Trần Hiếu vẫn mạnh khoẻ, ông sẽ hát trong đêm nhạc “Còn lại với thời gian.” Cùng thời với các ca sĩ NSND Quang Hưng, NSDN Trung Kiên, NSND Quý Dương… NSND Trần Hiếu là người có được một giọng ca “còn lại với thời gian” theo nguyên nghĩa.
Chia sẻ trước khi tham gia đêm nhạc với những bài hát truyền thống cách mạng, NSND Trần Hiếu nói: “Tôi nghĩ rằng nói “Còn lại với thời gian” là đầy đủ ý nghĩa. Chương trình lần trước còn có cả Tường Vy, Trung Kiên, Quý Dương, Quang Hưng… bây giờ còn lại mình tôi. Đây là lần thứ hai, còn lần thứ ba không biết còn ai ở thế hệ đầu các NSND hiện nay như Quang Thọ, Thu Hiền là lớp thứ hai rồi.”
Mang tâm trạng rất vui khi tham gia đêm nhạc đầy ý nghĩa này, NSND Trần Hiếu cho biết: “Khi lên sân khấu, hát những bài ca hào sảng thời chống Pháp, chống Mỹ tôi như đang được sống trong không khí hào hùng, chứ không phải…hát với quá khứ. Chính vì thế cảm xúc trong tôi lâng lâng, vui sướng lắm."
NSND Trần Hiếu hóm hỉnh nói “Còn có niềm tự hào, năm nay tôi 76 tuổi (đã lên cụ từ lâu) vẫn lên sân khấu, vẫn hát tốt, vẫn còn phục vụ được nhân dân.”
Trong đêm nhạc “Còn lại với thời gian” lần này, ông sẽ hát hai ca khúc "Bác Hồ một tình yêu bao la" (Thuận Yến) và "Con voi" (Nguyễn Xuân Khoát- Nguyễn Đình Thi).
Với tình cảm yêu mến những bài hát đi cùng năm tháng, NSND Trần Hiếu khẳng định: “Những ca khúc sẽ còn mãi với thời gian, không chỉ thế hệ tôi, và các thế hệ trẻ bây giờ hát mà cả mai sau vẫn hát say mê. Đó là những tuyệt tác cất lên từ niềm tự hào dân tộc.”/.
Những người ký ức hào hùng của những người đã đi qua cuộc chiến vệ quốc của dân tộc, những người hôm nay muốn trở về miền ký ức một thời Máu và Hoa, họ đến với dòng nhạc cách mạng. Hai đêm nhạc đặc biệt “Còn lại với thời gian” tại Nhà hát Lớn vào 20h ngày 19-20/5 gợi nhớ niềm kiêu hãnh, tự hào của người chiến thắng, lòng khát khao tự do và khí thế đất nước vươn mình tiến bước.
Đêm nhạc được biên tập và đạo diễn bởi NSND Trần Bình cùng dàn hợp ca, dàn nghệ sĩ múa xuất sắc của Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Trung ương.
Âm hưởng của giai điệu hào hùng
Dù thời gian có thể làm nhạt nhòa nhiều điều trong quá khứ nhưng niềm tự hào về hai cuộc trường chinh lịch sử vẫn còn vang mãi trong tâm hồn dân tộc. Đó là tiếng khèn đồng thúc giục xung phong, là tiếng lòng xót xa, “Ngậm ngùi” khi gót giày đinh của thực dân Pháp xâm lược. Sức người được huy động tối đa cho cuộc kháng chiến chống Pháp khi ấy được thể hiện trong những giai điệu rộn rã, thúc giục.
Ta bỗng được thấy lại những bước chân rầm rập của những chiến sĩ “Tiểu đoàn 307”, tiếng “Hò kéo pháo” rền vang núi rừng Tây Bắc, và gặp sắc trắng hoa ban, hoa mận, lòng người phơi phới trong “Chiến thắng Điện Biên”.
Bên cạnh đó, NSND Quang Thọ, một chất giọng opera hào sảng đi cùng thời gian sẽ đem đến “Sơn nữ ca” của nhạc sĩ Trần Hoàn.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, âm hưởng của những giai điệu hào hùng hối thúc cả một thế hệ “Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước”, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Những nhạc phẩm như hiệu lệnh tiến công là những bản anh hùng ca Trước ngày tập bắn, Cô gái mở đường, Xe ta đi trong đêm Trường Sơn, Trường Sơn đông- Trường Sơn tây, Bài ca Trường Sơn...
Trong sự chia cắt tạm thời của đất Việt khiến bao trái tim quặn đau, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” là sự tha thiết nhắn nhủ “trong cơn bão tố giữ gìn lòng son”. Giọng hát mượt mà của NSND Thu Hiền cất lên câu hò bao năm qua rồi vẫn xao xuyến mãi khôn nguôi.
Chương trình còn có sự tham gia của lớp giọng ca vàng của dòng nhạc cách mạng. Đó là các ca sĩ Việt Hoàn, Đăng Dương, Tân Nhàn.... Tuy không trải qua năm tháng chiến tranh, nhưng bằng tài năng, sự học hỏi miệt mài và bằng cảm xúc, họ đã thực sự thuyết phục công chúng khi chạm đến những ca khúc “thử thách” đã gắn với tên tuổi của lớp nghệ sĩ bậc thầy. Đặc biệt, trong chương trình khán giả Thủ đô được gặp gỡ với giọng ca được yêu mến đến từ thành phố Hồ Chí Minh, ca sĩ Đức Tuấn…
Vẫn trầm ấm giọng ca 76 tuổi
Mặc dù 76 tuổi, NSND Trần Hiếu vẫn mạnh khoẻ, ông sẽ hát trong đêm nhạc “Còn lại với thời gian.” Cùng thời với các ca sĩ NSND Quang Hưng, NSDN Trung Kiên, NSND Quý Dương… NSND Trần Hiếu là người có được một giọng ca “còn lại với thời gian” theo nguyên nghĩa.
Chia sẻ trước khi tham gia đêm nhạc với những bài hát truyền thống cách mạng, NSND Trần Hiếu nói: “Tôi nghĩ rằng nói “Còn lại với thời gian” là đầy đủ ý nghĩa. Chương trình lần trước còn có cả Tường Vy, Trung Kiên, Quý Dương, Quang Hưng… bây giờ còn lại mình tôi. Đây là lần thứ hai, còn lần thứ ba không biết còn ai ở thế hệ đầu các NSND hiện nay như Quang Thọ, Thu Hiền là lớp thứ hai rồi.”
Mang tâm trạng rất vui khi tham gia đêm nhạc đầy ý nghĩa này, NSND Trần Hiếu cho biết: “Khi lên sân khấu, hát những bài ca hào sảng thời chống Pháp, chống Mỹ tôi như đang được sống trong không khí hào hùng, chứ không phải…hát với quá khứ. Chính vì thế cảm xúc trong tôi lâng lâng, vui sướng lắm."
NSND Trần Hiếu hóm hỉnh nói “Còn có niềm tự hào, năm nay tôi 76 tuổi (đã lên cụ từ lâu) vẫn lên sân khấu, vẫn hát tốt, vẫn còn phục vụ được nhân dân.”
Trong đêm nhạc “Còn lại với thời gian” lần này, ông sẽ hát hai ca khúc "Bác Hồ một tình yêu bao la" (Thuận Yến) và "Con voi" (Nguyễn Xuân Khoát- Nguyễn Đình Thi).
Với tình cảm yêu mến những bài hát đi cùng năm tháng, NSND Trần Hiếu khẳng định: “Những ca khúc sẽ còn mãi với thời gian, không chỉ thế hệ tôi, và các thế hệ trẻ bây giờ hát mà cả mai sau vẫn hát say mê. Đó là những tuyệt tác cất lên từ niềm tự hào dân tộc.”/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)