Thông qua phân tích, so sánh với trình tự hệ gen của các loài kiến nói chung, các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen của Đan Mạch và Viện nghiên cứu gen Hoa Đại ở Thâm Quyến, Trung Quốc, đã phát hiện rằng hành vi xã hội và lối sống cộng sinh của loài kiến cắt lá (có tên khoa học Acromyrmex octospinosus) có quan hệ mật thiết với một số gen đặc biệt.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên trang web của tạp chí Genome Research.
Nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của văn hóa loài người, tuy nhiên con người không phải là sinh vật duy nhất lựa chọn lối sống này. Loài kiến cắt lá cũng có khả năng thực hiện cách thức sản xuất nông nghiệp như con người.
Chúng cắt lá cây, sau đó dùng những chiếc lá này để trồng nấm làm thức ăn cho đồng loại. Qua trắc nghiệm và phân tích trình tự toàn bộ hệ gen loài kiến cắt lá, các nhà khoa học đã phát hiện trong hệ gen của chúng có hai gen bất thường. Các neuropeptide có vai trò quan trọng đối với rất nhiều sinh vật.
Các nhà nghiên cứu khi so sánh gen của kiến cắt lá với các neuropeptide mã hóa của những loài kiến đã được xác định trình tự gen đã phát hiện một kết quả kinh ngạc.
Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện trong hệ gen của kiến cắt lá tồn tại các gen neuropeptide giống nhau, hầu hết hệ thống bài tiết trong thần kinh của loài kiến nói chung đều có cấu trúc rất giống nhau, nhiều khả năng sự tương đồng này có thể được hình thành từ tổ tiên của loài kiến.
Theo tiến sỹ Trương Quốc Tiệp thuộc Viện nghiên cứu gen Hoa Đại, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế di truyền đối với hành vi xã hội của các loài côn trùng từ góc độ so sánh tổng thể hệ gen, qua đó giúp tìm hiểu bản chất di truyền nội tại trong lối sống của con người./.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên trang web của tạp chí Genome Research.
Nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của văn hóa loài người, tuy nhiên con người không phải là sinh vật duy nhất lựa chọn lối sống này. Loài kiến cắt lá cũng có khả năng thực hiện cách thức sản xuất nông nghiệp như con người.
Chúng cắt lá cây, sau đó dùng những chiếc lá này để trồng nấm làm thức ăn cho đồng loại. Qua trắc nghiệm và phân tích trình tự toàn bộ hệ gen loài kiến cắt lá, các nhà khoa học đã phát hiện trong hệ gen của chúng có hai gen bất thường. Các neuropeptide có vai trò quan trọng đối với rất nhiều sinh vật.
Các nhà nghiên cứu khi so sánh gen của kiến cắt lá với các neuropeptide mã hóa của những loài kiến đã được xác định trình tự gen đã phát hiện một kết quả kinh ngạc.
Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện trong hệ gen của kiến cắt lá tồn tại các gen neuropeptide giống nhau, hầu hết hệ thống bài tiết trong thần kinh của loài kiến nói chung đều có cấu trúc rất giống nhau, nhiều khả năng sự tương đồng này có thể được hình thành từ tổ tiên của loài kiến.
Theo tiến sỹ Trương Quốc Tiệp thuộc Viện nghiên cứu gen Hoa Đại, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế di truyền đối với hành vi xã hội của các loài côn trùng từ góc độ so sánh tổng thể hệ gen, qua đó giúp tìm hiểu bản chất di truyền nội tại trong lối sống của con người./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)