Nhiều doanh nghiệp cho rằng để chương trình "Hàng Việt về nông thôn 2009" thực sự hiệu quả, các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư bài bản chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu hàng hóa, thăm dò thị thường tại khu vực nông thôn.
Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho hay, sau 7 tháng triển khai chương trình này, đến nay, BSA đã tổ chức được 8 phiên chợ tại 7 tỉnh. Từ nay đến cuối năm, BSA sẽ triển khai thêm ở 7 tỉnh nữa.
Doanh số không phải là số 1
Qua bao ngày dầm nắng, đội mưa cùng đoàn xe của các doanh nghiệp tham dự phiên chợ, nhiều người mới thấy rõ việc các doanh nghiệp tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn không coi doanh số bán hàng là mục đích chính. Điều quan trọng là họ có cơ hội hiểu rõ nhu cầu thị trường và kết nối với mạng lưới bán lẻ địa phương.
Theo các chuyên gia thương mại, khó khăn nhất của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường nông thôn là làm sao hiểu được cặn kẽ nhu cầu và đặc điểm của người tiêu dùng, ở nông thôn để đưa hàng về cho phù hợp.
Thế nhưng, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp quyết tâm chinh phục thị trường này. Một lãnh đạo của Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đã rất cần mẫn theo tất cả những chuyến đi bán hàng nông thôn của công ty. Bởi mỗi chuyến đi, vị lãnh đạo đó có thể nghe được 800.000 người nói về sản phẩm của mình; hiểu được thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có định hướng phát triển sản phẩm.
Tại các phiên chợ, rất nhiều tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hào hứng tham gia đứng bán hàng, phát sản phẩm mẫu cho người tiêu dùng và lắng nghe ý kiến phản hồi.
Bà Hạnh cho hay BSA không quan niệm là tổ chức phiên chợ để doanh nghiệp đi bán hàng. Doanh số bán hàng ngày càng tăng là tín hiệu tích cực nhưng không phải là kết quả duy nhất.
Lúc đầu phiên chợ diễn ra tại tỉnh An Giang chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia, tại Bình Dương có 39 doanh nghiệp và đến nay, tổng số lượt doanh nghiệp tham gia trong chương trình này là 70.
Hầu hết những doanh nghiệp này đã có thương hiệu nổi tiếng, đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và có mạng lưới bán hàng khá dầy đặc, nhưng họ hiểu là họ đã không bỏ lỡ cơ hội khi tiếp cận nhiều người tiêu dùng.
Bà Hạnh đã đưa ra thí dụ: Ở phiên chợ tại Bình Dương, số lượng người gửi xe máy đi phiên chợ buổi tối và danh sách người khám bệnh, nhận thuốc miễn phí ở 2 xã Tân An và Long Nguyên có những lúc lên tới 26.000 người. Đây là một cơ hội tốt cho doanh nghiệp nghiên cứu thị trường.
Theo ông Trần Cộng Đồng - Trưởng Phòng công thương huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều năm qua, người dân trong huyện quen dùng hàng Trung Quốc, dẫu biết chất lượng không cao nhưng giá cả phù hợp.
"Qua phiên chợ tổ chức tại Lục Ngạn, chúng tôi khẳng định: Nhu cầu và thị hiếu của người dân nông thôn đối với hàng Việt rất tiềm năng, chỉ có điều hàng Việt có thường xuyên đến với người tiêu dùng ở nông thôn hay không mà thôi", ông Đồng chia sẻ.
Đại diện huyện Lục Ngạn cho rằng chương trình hàng Việt có ý nghĩa quan trọng hơn cả là kêu gọi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam vì nó làm thay đổi cách nhìn và thói quen dùng hàng hóa. Thông qua đó, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp.
Cần có chính sách dài hơi
Để chương trình thực sự hiệu quả và bền vững, ông Nguyễn Nguyên - Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn cho rằng có 4 điểm cần cải tiến là: Gắn kết chương trình với quy hoạch chiến lược theo khu vực địa lý của đất nước (việc tổ chức phiên chợ hiện mới chỉ dựa vào nhu cầu của địa phương); thời gian tổ chức phải được điều chỉnh theo mùa vụ của nông dân; doanh nghiệp nên có định hướng sản xuất, phân khúc hàng cho nông dân; chính quyền địa phương cần ủng hộ mạnh mẽ hơn.
Theo ông Nguyên, việc đưa hàng Việt về nông thôn hiện mới chỉ làm mạnh ở phía Nam. Vì vậy nếu như có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp phía Bắc thì chương trình này mới có sức lan tỏa trên toàn quốc.
Ngoài ra, lực luợng BSA cũng cần phát triển thêm các đội, nhóm tác chiến để vận động doanh nghiệp đưa hàng thêm ra miền Bắc thì toàn bộ nông thôn của Việt Nam đều có thể tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao. Sau mỗi phiên chợ, các doanh nghiệp nên liên kết lại với nhau để bù đắp chi phí; hệ thống phân phối phải được đẩy mạnh hơn; cần chú trọng công tác sau bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Đề cập tới vấn đề này, ông Đồng cho biết thêm ngoài việc nâng cao thu nhập của người dân, cung cấp hàng hóa theo nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp phải có mạng lưới bán lẻ tin cậy, chế độ bảo hành, chế độ chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý, cửa hàng một cách thỏa đáng. Có như vậy mới phát triển đuợc thêm các hệ thống phân phối hàng hóa.
Theo ông Trần Cộng Đồng, hàng về nông thôn không thể một tháng đôi lần, cũng không thể nay có mai không và về rồi lại đi. Muốn hàng Việt về nông thôn thực sự bền vững phải có sự đầu tư bài bản.
Trước mắt, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, ưu đãi về lãi suất vốn vay; đơn giản thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở hạ tầng với các chính sách thông thoáng để có thể thiết lập các cơ sở bán hàng chính hãng tại địa phương. Có như vậy, người dân mới tiếp cận được dễ dàng với hàng Việt.
Ngoài khó khăn về cơ sở hạ tầng, theo một cán bộ của Sở Công Thương Bắc Giang khó khăn khác khi tiếp cận thị trường nông thôn là doanh nghiệp không thể đi bán hàng tại mỗi phiên chợ mãi được, bởi nếu doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính thì không thể tham gia lâu dài.
Ban tổ chức nên tập hợp các ý kiến kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và cần có chính sách đào tạo đội ngũ bán hàng ở địa phương để đưa hàng về nông thôn một cách bài bản hơn./.
Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho hay, sau 7 tháng triển khai chương trình này, đến nay, BSA đã tổ chức được 8 phiên chợ tại 7 tỉnh. Từ nay đến cuối năm, BSA sẽ triển khai thêm ở 7 tỉnh nữa.
Doanh số không phải là số 1
Qua bao ngày dầm nắng, đội mưa cùng đoàn xe của các doanh nghiệp tham dự phiên chợ, nhiều người mới thấy rõ việc các doanh nghiệp tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn không coi doanh số bán hàng là mục đích chính. Điều quan trọng là họ có cơ hội hiểu rõ nhu cầu thị trường và kết nối với mạng lưới bán lẻ địa phương.
Theo các chuyên gia thương mại, khó khăn nhất của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường nông thôn là làm sao hiểu được cặn kẽ nhu cầu và đặc điểm của người tiêu dùng, ở nông thôn để đưa hàng về cho phù hợp.
Thế nhưng, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp quyết tâm chinh phục thị trường này. Một lãnh đạo của Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đã rất cần mẫn theo tất cả những chuyến đi bán hàng nông thôn của công ty. Bởi mỗi chuyến đi, vị lãnh đạo đó có thể nghe được 800.000 người nói về sản phẩm của mình; hiểu được thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có định hướng phát triển sản phẩm.
Tại các phiên chợ, rất nhiều tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hào hứng tham gia đứng bán hàng, phát sản phẩm mẫu cho người tiêu dùng và lắng nghe ý kiến phản hồi.
Bà Hạnh cho hay BSA không quan niệm là tổ chức phiên chợ để doanh nghiệp đi bán hàng. Doanh số bán hàng ngày càng tăng là tín hiệu tích cực nhưng không phải là kết quả duy nhất.
Lúc đầu phiên chợ diễn ra tại tỉnh An Giang chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia, tại Bình Dương có 39 doanh nghiệp và đến nay, tổng số lượt doanh nghiệp tham gia trong chương trình này là 70.
Hầu hết những doanh nghiệp này đã có thương hiệu nổi tiếng, đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và có mạng lưới bán hàng khá dầy đặc, nhưng họ hiểu là họ đã không bỏ lỡ cơ hội khi tiếp cận nhiều người tiêu dùng.
Bà Hạnh đã đưa ra thí dụ: Ở phiên chợ tại Bình Dương, số lượng người gửi xe máy đi phiên chợ buổi tối và danh sách người khám bệnh, nhận thuốc miễn phí ở 2 xã Tân An và Long Nguyên có những lúc lên tới 26.000 người. Đây là một cơ hội tốt cho doanh nghiệp nghiên cứu thị trường.
Theo ông Trần Cộng Đồng - Trưởng Phòng công thương huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều năm qua, người dân trong huyện quen dùng hàng Trung Quốc, dẫu biết chất lượng không cao nhưng giá cả phù hợp.
"Qua phiên chợ tổ chức tại Lục Ngạn, chúng tôi khẳng định: Nhu cầu và thị hiếu của người dân nông thôn đối với hàng Việt rất tiềm năng, chỉ có điều hàng Việt có thường xuyên đến với người tiêu dùng ở nông thôn hay không mà thôi", ông Đồng chia sẻ.
Đại diện huyện Lục Ngạn cho rằng chương trình hàng Việt có ý nghĩa quan trọng hơn cả là kêu gọi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam vì nó làm thay đổi cách nhìn và thói quen dùng hàng hóa. Thông qua đó, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp.
Cần có chính sách dài hơi
Để chương trình thực sự hiệu quả và bền vững, ông Nguyễn Nguyên - Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn cho rằng có 4 điểm cần cải tiến là: Gắn kết chương trình với quy hoạch chiến lược theo khu vực địa lý của đất nước (việc tổ chức phiên chợ hiện mới chỉ dựa vào nhu cầu của địa phương); thời gian tổ chức phải được điều chỉnh theo mùa vụ của nông dân; doanh nghiệp nên có định hướng sản xuất, phân khúc hàng cho nông dân; chính quyền địa phương cần ủng hộ mạnh mẽ hơn.
Theo ông Nguyên, việc đưa hàng Việt về nông thôn hiện mới chỉ làm mạnh ở phía Nam. Vì vậy nếu như có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp phía Bắc thì chương trình này mới có sức lan tỏa trên toàn quốc.
Ngoài ra, lực luợng BSA cũng cần phát triển thêm các đội, nhóm tác chiến để vận động doanh nghiệp đưa hàng thêm ra miền Bắc thì toàn bộ nông thôn của Việt Nam đều có thể tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao. Sau mỗi phiên chợ, các doanh nghiệp nên liên kết lại với nhau để bù đắp chi phí; hệ thống phân phối phải được đẩy mạnh hơn; cần chú trọng công tác sau bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Đề cập tới vấn đề này, ông Đồng cho biết thêm ngoài việc nâng cao thu nhập của người dân, cung cấp hàng hóa theo nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp phải có mạng lưới bán lẻ tin cậy, chế độ bảo hành, chế độ chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý, cửa hàng một cách thỏa đáng. Có như vậy mới phát triển đuợc thêm các hệ thống phân phối hàng hóa.
Theo ông Trần Cộng Đồng, hàng về nông thôn không thể một tháng đôi lần, cũng không thể nay có mai không và về rồi lại đi. Muốn hàng Việt về nông thôn thực sự bền vững phải có sự đầu tư bài bản.
Trước mắt, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, ưu đãi về lãi suất vốn vay; đơn giản thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở hạ tầng với các chính sách thông thoáng để có thể thiết lập các cơ sở bán hàng chính hãng tại địa phương. Có như vậy, người dân mới tiếp cận được dễ dàng với hàng Việt.
Ngoài khó khăn về cơ sở hạ tầng, theo một cán bộ của Sở Công Thương Bắc Giang khó khăn khác khi tiếp cận thị trường nông thôn là doanh nghiệp không thể đi bán hàng tại mỗi phiên chợ mãi được, bởi nếu doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính thì không thể tham gia lâu dài.
Ban tổ chức nên tập hợp các ý kiến kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và cần có chính sách đào tạo đội ngũ bán hàng ở địa phương để đưa hàng về nông thôn một cách bài bản hơn./.
(Tin Tức/Vietnam+)