Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hơn 262 vạn con tôm giống cỡ 2-3 cm tại 7 vùng nuôi bị chết.
Điển hình là ở các xã như xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh) và xã Hộ Độ của huyện Lộc Hà.
Theo bà Đặng Thị Kim Hoàn, Phó Chi cục trưởng, Chi Cục Thú y Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân khiến cho hàng vạn con tôm giống bị chết như trên là do cơ sở hạ tầng không đảm bảo, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực nuôi, xử lý nguồn nước cấp và quản lý các yếu tố môi trường nuôi chưa tốt, chưa thực hiện các biện pháp kiểm soát các vật chủ trung gian như tôm rảo, cua, còng…mang mầm bệnh.
Cùng với đó là số tôm giống bị chết nói trên đa số là tôm giống có chất lượng thấp, gặp phải điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ những đợt mưa lớn đã gây sốc cho tôm dẫn đến phát sinh dịch bệnh.
Để hạn chế thiệt hại cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đang tăng cường cán bộ chuyên môn về các vùng nuôi phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, chỉ đạo giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đốc thúc các địa phương khẩn trương xử lý tiêu diệt mầm bệnh ở các vùng dịch không để lây lan trên diện rộng.
Chi cục cũng hướng dẫn các hộ nuôi không xả nước tại các ao hồ nuôi tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; thu gom xác tôm bị bệnh tiêu hủy theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch, vận chuyển đối với các ao nuôi tôm đã lớn trong vùng dịch; sử dụng hóa chất chlorine xử lý dịch bệnh theo đúng quy trình.
Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhất là trong việc cung cấp, sử dụng giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các biện pháp bao vây dập dịch.
Trước đó, tại vùng nuôi trồng cá biển của Hợp tác xã Diêm Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng đã có trên 10.000 con cá giống bị chết do bệnh hoại tử thần kinh (VNN)./.
Điển hình là ở các xã như xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh) và xã Hộ Độ của huyện Lộc Hà.
Theo bà Đặng Thị Kim Hoàn, Phó Chi cục trưởng, Chi Cục Thú y Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân khiến cho hàng vạn con tôm giống bị chết như trên là do cơ sở hạ tầng không đảm bảo, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực nuôi, xử lý nguồn nước cấp và quản lý các yếu tố môi trường nuôi chưa tốt, chưa thực hiện các biện pháp kiểm soát các vật chủ trung gian như tôm rảo, cua, còng…mang mầm bệnh.
Cùng với đó là số tôm giống bị chết nói trên đa số là tôm giống có chất lượng thấp, gặp phải điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ những đợt mưa lớn đã gây sốc cho tôm dẫn đến phát sinh dịch bệnh.
Để hạn chế thiệt hại cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đang tăng cường cán bộ chuyên môn về các vùng nuôi phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, chỉ đạo giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đốc thúc các địa phương khẩn trương xử lý tiêu diệt mầm bệnh ở các vùng dịch không để lây lan trên diện rộng.
Chi cục cũng hướng dẫn các hộ nuôi không xả nước tại các ao hồ nuôi tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; thu gom xác tôm bị bệnh tiêu hủy theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch, vận chuyển đối với các ao nuôi tôm đã lớn trong vùng dịch; sử dụng hóa chất chlorine xử lý dịch bệnh theo đúng quy trình.
Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhất là trong việc cung cấp, sử dụng giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các biện pháp bao vây dập dịch.
Trước đó, tại vùng nuôi trồng cá biển của Hợp tác xã Diêm Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng đã có trên 10.000 con cá giống bị chết do bệnh hoại tử thần kinh (VNN)./.
Phan Quân (TTXVN)