Nằm trong khu vực các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh như bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và các bệnh giun sán ký sinh.
Đây là những bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, từ trẻ em, phụ nữ mang thai đến những người già. Điều đặc biệt là những bệnh này hiện vẫn tồn tại và phân bố rộng rãi trong cộng đồng, nhất là những vùng khó khăn.
67 triệu người nguy cơ mắc bệnh về giun
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang khởi đầu một hoạt động mới cho các bước tiếp theo nhằm khống chế và loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên bao gồm giun chỉ bạch huyết, đau mắt hột, và giun sán.
Ở Việt Nam, bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau ở các vùng miền.
Tại cuộc họp các nhà tài trợ cho dự án loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và phòng chống giun sán 2011-2015 diễn ra tại Hà Nội ngày 8/9, thạc sỹ Nguyễn Thu Hương – Khoa Ký sinh trùng Viện sốt rét ký sinh trùng Côn trùng Trung ương dẫn chứng bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm ở nhiều nơi vẫn rất cao đến 90%.
Bệnh giun truyền qua đất do ba loại giun tròn gồm: giun đũa, giun móc và run tóc gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và vệ sinh kém.
Uớc tính có khoảng 67 triệu người trong số 86 triệu người dân Việt Nam ở 53 trên tổng số 63 tỉnh thành sống trong vùng dịch tễ của bệnh.
Bà Hương phân tích, nhóm nguy cơ mắc bệnh giun truyền qua đất cao có khoảng 4 triệu trẻ em mầm non và mẫu giáo, 6 triệu học sinh và 19 triệu phụ nữ tuổi sinh sản.
Bên cạnh đó, các bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn cũng là một trong những bệnh rất phổ biến. Bệnh với cách lây truyền giữa động vật và người chủ yếu là sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn…
Đây là một loại bệnh mà hiện nay Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy lùi do liên quan chặt chẽ với tập quán ăn uống và các phương thức chăn nuôi gia súc gia cầm, các yếu tố về sinh thái và vệ sinh môi trường khó thay đổi của người dân.
Về các bệnh liên quan đến mắt hột, theo ước tính của Bộ Y tế, có khoảng 265.000 người trên toàn quốc trong độ tuổi từ 50 trở lên có nhu cầu phẫu thuật quặm. Mắt hột được xác định là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu tại Việt Nam cần được "thanh toán."
Nhằm kiểm soát ngăn ngừa bệnh này, Bộ Y tế Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh mắt hột gây mù ở Việt Nam vào năm 2014.
Các bệnh nhiệt đới vẫn phức tạp
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, mặc dù đã được Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, quan tâm công tác phòng chống nhưng bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột và bệnh giun sán ký sinh vẫn xuất hiện phức tạp. Vì vậy, tác hại của bệnh đối với sức khỏe và đời sống nhân dân, nhất là trẻ em và phụ nữ rất lớn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do triệu chứng, nguy cơ của bệnh không như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính và các nguy cơ khác nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức.
Điều đáng lo ngại những bệnh trên vẫn còn phức tạp ở nhiều vùng là do điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, trong nhà trường cũng như ở cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền núi nhìn chung vẫn còn rất yếu. Điều này đã làm tăng các nguy cơ lây nhiễm và hạn chế hiệu quả của các biện pháp phòng chống.
Điển hình như tập quán ăn uống của nhiều người Việt hiện nay vẫn còn chủ quan như việc ăn gỏi, thức ăn nấu chưa chín… khiến cho bệnh sán truyền qua thức ăn vẫn có tỷ lệ nhiễm cao ở nhiều vùng.
Theo nghiên cứu của Viện sốt rét ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, bệnh nhân niễm ấu trùng sán lợn vẫn còn phổ biến, được phát hiện tại 50/63 tỉnh thành, trong đó tập trung chủ yếu ở phía Bắc.
Cuộc họp các nhà tài trợ cho dự án loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và phòng chống giun sán 2011-2015 là dịp để tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tham gia tích cực vào việc đánh giá thực trạng, thảo luận kế hoạch để loại trừ các bệnh trên vào các năm 2014-2016.
Qua cuộc họp, Bộ Y tế cũng kêu gọi các nguồn đầu tư từ chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ và tài trợ cho công tác phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong đó chú trọng vào việc đẩy lùi bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột là các bệnh giun sán ký sinh./.
Đây là những bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, từ trẻ em, phụ nữ mang thai đến những người già. Điều đặc biệt là những bệnh này hiện vẫn tồn tại và phân bố rộng rãi trong cộng đồng, nhất là những vùng khó khăn.
67 triệu người nguy cơ mắc bệnh về giun
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang khởi đầu một hoạt động mới cho các bước tiếp theo nhằm khống chế và loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên bao gồm giun chỉ bạch huyết, đau mắt hột, và giun sán.
Ở Việt Nam, bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau ở các vùng miền.
Tại cuộc họp các nhà tài trợ cho dự án loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và phòng chống giun sán 2011-2015 diễn ra tại Hà Nội ngày 8/9, thạc sỹ Nguyễn Thu Hương – Khoa Ký sinh trùng Viện sốt rét ký sinh trùng Côn trùng Trung ương dẫn chứng bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm ở nhiều nơi vẫn rất cao đến 90%.
Bệnh giun truyền qua đất do ba loại giun tròn gồm: giun đũa, giun móc và run tóc gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và vệ sinh kém.
Uớc tính có khoảng 67 triệu người trong số 86 triệu người dân Việt Nam ở 53 trên tổng số 63 tỉnh thành sống trong vùng dịch tễ của bệnh.
Bà Hương phân tích, nhóm nguy cơ mắc bệnh giun truyền qua đất cao có khoảng 4 triệu trẻ em mầm non và mẫu giáo, 6 triệu học sinh và 19 triệu phụ nữ tuổi sinh sản.
Bên cạnh đó, các bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn cũng là một trong những bệnh rất phổ biến. Bệnh với cách lây truyền giữa động vật và người chủ yếu là sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn…
Đây là một loại bệnh mà hiện nay Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy lùi do liên quan chặt chẽ với tập quán ăn uống và các phương thức chăn nuôi gia súc gia cầm, các yếu tố về sinh thái và vệ sinh môi trường khó thay đổi của người dân.
Về các bệnh liên quan đến mắt hột, theo ước tính của Bộ Y tế, có khoảng 265.000 người trên toàn quốc trong độ tuổi từ 50 trở lên có nhu cầu phẫu thuật quặm. Mắt hột được xác định là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu tại Việt Nam cần được "thanh toán."
Nhằm kiểm soát ngăn ngừa bệnh này, Bộ Y tế Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh mắt hột gây mù ở Việt Nam vào năm 2014.
Các bệnh nhiệt đới vẫn phức tạp
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, mặc dù đã được Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, quan tâm công tác phòng chống nhưng bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột và bệnh giun sán ký sinh vẫn xuất hiện phức tạp. Vì vậy, tác hại của bệnh đối với sức khỏe và đời sống nhân dân, nhất là trẻ em và phụ nữ rất lớn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do triệu chứng, nguy cơ của bệnh không như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính và các nguy cơ khác nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức.
Điều đáng lo ngại những bệnh trên vẫn còn phức tạp ở nhiều vùng là do điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, trong nhà trường cũng như ở cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền núi nhìn chung vẫn còn rất yếu. Điều này đã làm tăng các nguy cơ lây nhiễm và hạn chế hiệu quả của các biện pháp phòng chống.
Điển hình như tập quán ăn uống của nhiều người Việt hiện nay vẫn còn chủ quan như việc ăn gỏi, thức ăn nấu chưa chín… khiến cho bệnh sán truyền qua thức ăn vẫn có tỷ lệ nhiễm cao ở nhiều vùng.
Theo nghiên cứu của Viện sốt rét ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, bệnh nhân niễm ấu trùng sán lợn vẫn còn phổ biến, được phát hiện tại 50/63 tỉnh thành, trong đó tập trung chủ yếu ở phía Bắc.
Cuộc họp các nhà tài trợ cho dự án loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết, mắt hột và phòng chống giun sán 2011-2015 là dịp để tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tham gia tích cực vào việc đánh giá thực trạng, thảo luận kế hoạch để loại trừ các bệnh trên vào các năm 2014-2016.
Qua cuộc họp, Bộ Y tế cũng kêu gọi các nguồn đầu tư từ chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ và tài trợ cho công tác phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong đó chú trọng vào việc đẩy lùi bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh mắt hột là các bệnh giun sán ký sinh./.
Thùy Giang (Vietnam+)