Với 5.175 di tích, trong đó số di tích đã xếp hạng là 2.209 (chiếm 42,65%), Hà Nội dẫn đầu cả nước cả về số lượng di tích.
Đặc biệt, hai di sản văn hóa là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, 82 bia đá tiến sỹ triều Lê-Mạc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ba di tích quốc gia đặc biệt và năm di tích khác đang được đề nghị công nhận là di tích quốc gia đặc biệt càng chứng minh sự phong phú và “giàu có” trên phương diện chiều sâu văn hóa Hà Nội.
Tự hào là vậy, nhưng Hà Nội đang đối mặt với khó khăn khi các di tích xuống cấp nhiều, thậm chí nhiều nơi tới mức nghiêm trọng, đòi hỏi nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo lớn, khẩn trương, trong khi ngân sách Nhà nước không thể đảm đương cùng một lúc.
Di tích đang xuống cấp nghiêm trọng
Ngoài 12 di tích do thành phố quản lý, việc quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích khác thuộc trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã. Tuy vậy, do nguồn kinh phí hạn hẹp và trách nhiệm quản lý của các địa phương chưa tích cực, hàng loạt các di tích đang lâm vào tình trạng xuống cấp.
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội mới đây, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 600 di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư tu bổ kịp thời. Vừa qua, sự việc sư trụ trì chùa Diên Hựu-Một Cột cảnh báo tự hạ giải chùa, hàng trăm người dân làng cổ Đường Lâm liên tục viết đơn xin trả lại di tích, chùa Trăm Gian tự ý hạ giải nhà Tổ và gác Chuông là những giọt nước tràn ly về công tác trùng tu di tích không kịp thời.
Không khó để tìm ra những di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, bởi với con số 600 điểm thì hầu hết các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều "gánh" tới cả chục di tích xuống cấp. Số lượng di tích xuống cấp lớn như vậy được giải thích là do được xây dựng từ lâu, chịu sự tác động của tự nhiên và con người...
Chùa Diên Hựu-Một Cột có tuổi đời gần 1.000 năm, sau bao lần xuống cấp đã được trùng tu, tôn tạo nhưng đến nay một số cấu kiện đã bị hư hỏng, bị dột khi trời mưa to. Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình phối hợp cùng các ngành chức năng bàn thảo phương án trùng tu tôn tạo tổng thể nhưng tới nay vẫn chậm triển khai.
Cùng chung số phận với chùa Diên Hựu-Một Cột, chùa Vĩnh Khánh, phường Liễu Giai, quận Ba Đình cũng trong tình trạng xuống cấp một số hạng mục. Nhà Mẫu thường xuyên bị dột, một số cấu kiện gỗ bị dột khi trời mưa, tường nhà cũng bị nứt. Khu nhà Tổ cũng bị dột mỗi khi mưa, ẩm thấp hoặc đọng nước. Do xuống cấp nên ban thờ Tổ phải đưa lên nhà khách và nhà Tổ được sử dụng làm giảng đường học đạo.
Chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Hà Nội nhưng một trong hai tòa giải vũ của chùa bị xuống cấp trầm trọng, mái xô, ngói vỡ và có thể sập bất cứ lúc nào. Không những thế, ngay tam quan chùa bị người dân trong vùng lấn chiếm, bán hàng tạo ra hình ảnh không đẹp cho di tích.
Còn đình Văn Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây được xây dựng từ năm 1642 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2001. Nhưng đến nay, đình Văn Khê bị xuống cấp nghiêm trọng, mái đình bị võng xuống, ngói vỡ, xô lệch và cứ mưa là dột. Các móc mái, đòn tay, cột kèo, hoành, xà đều bị mối ăn mòn, rỗng và nứt toác. Người dân địa phương nóng lòng muốn được đầu tư trùng tu, tu bổ giữ lấy di tích quý nhưng chưa biết đến bao giờ ý nguyện mới thành hiện thực.
Cần số vốn trùng tu khổng lồ
Trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận những cố gắng của Hà Nội trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Riêng trong quý 3 năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã thỏa thuận gần 100 văn bản trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tôn tạo, tu bổ di tích theo Luật Di sản văn hóa, hướng dẫn các địa phương trong công tác tu bổ di tích; thỏa thuận bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp quốc gia. Nhưng với một số lượng di tích quá lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cần tu bổ kịp thời thì đó là bài toán khó về vốn đầu tư đối với Hà Nội.
Theo tính toán của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, trung bình mỗi di tích cần đầu tư 10 tỷ đồng thì ngay lúc này Hà Nội cần phải có 6.000 tỷ đồng mới cứu được di tích. Con số này là quá lớn, ngân sách thành phố không thể gánh hết trong cùng một thời điểm.
Nếu mỗi năm, trung bình thành phố chi vài trăm tỷ đồng cho trùng tu di tích thì việc hoàn thành toàn bộ di tích cũng phải hàng chục năm. Theo quy định, ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 60% tổng vốn đầu tư tu bổ di tích gốc, còn lại các địa phương thu hút từ các nguồn khác. Mặc dù, trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích, các địa phương tích cực huy động nguồn vốn xã hội hóa, trung bình vốn xã hội hóa chiếm khoảng 30% chi phí tu bổ di tích, nhưng với số lượng di tích lớn như vậy thì khả năng trùng tu toàn bộ di tích vẫn rất lâu dài.
Riêng giai đoạn 2013-2015, có 68 di tích có giá trị cao được thành phố hỗ trợ ngân sách đầu tư tu bổ, tôn tạo với số vốn 304 tỷ đồng và ngân sách Trung ương hỗ trợ là 40 tỷ đồng. Số di tích còn lại sẽ được tính toán tiếp trong những giai đoạn tiếp theo, tùy vào mức độ cấp bách của từng di tích./.
Đặc biệt, hai di sản văn hóa là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, 82 bia đá tiến sỹ triều Lê-Mạc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ba di tích quốc gia đặc biệt và năm di tích khác đang được đề nghị công nhận là di tích quốc gia đặc biệt càng chứng minh sự phong phú và “giàu có” trên phương diện chiều sâu văn hóa Hà Nội.
Tự hào là vậy, nhưng Hà Nội đang đối mặt với khó khăn khi các di tích xuống cấp nhiều, thậm chí nhiều nơi tới mức nghiêm trọng, đòi hỏi nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo lớn, khẩn trương, trong khi ngân sách Nhà nước không thể đảm đương cùng một lúc.
Di tích đang xuống cấp nghiêm trọng
Ngoài 12 di tích do thành phố quản lý, việc quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích khác thuộc trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã. Tuy vậy, do nguồn kinh phí hạn hẹp và trách nhiệm quản lý của các địa phương chưa tích cực, hàng loạt các di tích đang lâm vào tình trạng xuống cấp.
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội mới đây, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 600 di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư tu bổ kịp thời. Vừa qua, sự việc sư trụ trì chùa Diên Hựu-Một Cột cảnh báo tự hạ giải chùa, hàng trăm người dân làng cổ Đường Lâm liên tục viết đơn xin trả lại di tích, chùa Trăm Gian tự ý hạ giải nhà Tổ và gác Chuông là những giọt nước tràn ly về công tác trùng tu di tích không kịp thời.
Không khó để tìm ra những di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, bởi với con số 600 điểm thì hầu hết các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều "gánh" tới cả chục di tích xuống cấp. Số lượng di tích xuống cấp lớn như vậy được giải thích là do được xây dựng từ lâu, chịu sự tác động của tự nhiên và con người...
Chùa Diên Hựu-Một Cột có tuổi đời gần 1.000 năm, sau bao lần xuống cấp đã được trùng tu, tôn tạo nhưng đến nay một số cấu kiện đã bị hư hỏng, bị dột khi trời mưa to. Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình phối hợp cùng các ngành chức năng bàn thảo phương án trùng tu tôn tạo tổng thể nhưng tới nay vẫn chậm triển khai.
Cùng chung số phận với chùa Diên Hựu-Một Cột, chùa Vĩnh Khánh, phường Liễu Giai, quận Ba Đình cũng trong tình trạng xuống cấp một số hạng mục. Nhà Mẫu thường xuyên bị dột, một số cấu kiện gỗ bị dột khi trời mưa, tường nhà cũng bị nứt. Khu nhà Tổ cũng bị dột mỗi khi mưa, ẩm thấp hoặc đọng nước. Do xuống cấp nên ban thờ Tổ phải đưa lên nhà khách và nhà Tổ được sử dụng làm giảng đường học đạo.
Chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Hà Nội nhưng một trong hai tòa giải vũ của chùa bị xuống cấp trầm trọng, mái xô, ngói vỡ và có thể sập bất cứ lúc nào. Không những thế, ngay tam quan chùa bị người dân trong vùng lấn chiếm, bán hàng tạo ra hình ảnh không đẹp cho di tích.
Còn đình Văn Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây được xây dựng từ năm 1642 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2001. Nhưng đến nay, đình Văn Khê bị xuống cấp nghiêm trọng, mái đình bị võng xuống, ngói vỡ, xô lệch và cứ mưa là dột. Các móc mái, đòn tay, cột kèo, hoành, xà đều bị mối ăn mòn, rỗng và nứt toác. Người dân địa phương nóng lòng muốn được đầu tư trùng tu, tu bổ giữ lấy di tích quý nhưng chưa biết đến bao giờ ý nguyện mới thành hiện thực.
Cần số vốn trùng tu khổng lồ
Trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận những cố gắng của Hà Nội trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Riêng trong quý 3 năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã thỏa thuận gần 100 văn bản trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tôn tạo, tu bổ di tích theo Luật Di sản văn hóa, hướng dẫn các địa phương trong công tác tu bổ di tích; thỏa thuận bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp quốc gia. Nhưng với một số lượng di tích quá lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cần tu bổ kịp thời thì đó là bài toán khó về vốn đầu tư đối với Hà Nội.
Theo tính toán của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, trung bình mỗi di tích cần đầu tư 10 tỷ đồng thì ngay lúc này Hà Nội cần phải có 6.000 tỷ đồng mới cứu được di tích. Con số này là quá lớn, ngân sách thành phố không thể gánh hết trong cùng một thời điểm.
Nếu mỗi năm, trung bình thành phố chi vài trăm tỷ đồng cho trùng tu di tích thì việc hoàn thành toàn bộ di tích cũng phải hàng chục năm. Theo quy định, ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 60% tổng vốn đầu tư tu bổ di tích gốc, còn lại các địa phương thu hút từ các nguồn khác. Mặc dù, trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích, các địa phương tích cực huy động nguồn vốn xã hội hóa, trung bình vốn xã hội hóa chiếm khoảng 30% chi phí tu bổ di tích, nhưng với số lượng di tích lớn như vậy thì khả năng trùng tu toàn bộ di tích vẫn rất lâu dài.
Riêng giai đoạn 2013-2015, có 68 di tích có giá trị cao được thành phố hỗ trợ ngân sách đầu tư tu bổ, tôn tạo với số vốn 304 tỷ đồng và ngân sách Trung ương hỗ trợ là 40 tỷ đồng. Số di tích còn lại sẽ được tính toán tiếp trong những giai đoạn tiếp theo, tùy vào mức độ cấp bách của từng di tích./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)