Lợi dụng việc tận thu gỗ để lấy đất trồng rừng cao su, từ đầu tháng 3/2012 đến nay, hàng trăm cây cổ thụ tại khu rừng già thuộc xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam bị đốn hạ không thương tiếc. Tuy nhiên lực lượng chức năng cũng như chính quyền địa phương vẫn không hề hay biết.
Tan hoang rừng Phước Gia
Theo chân một người dân bản địa chuyên đi rừng, chúng tôi vượt qua gần chục ngọn đồi và cũng chừng ấy con suối để vào tận nơi khu rừng bị tàn phá. Dọc đường, một số đối tượng đóng vai trò “chim lợn” liên tục dùng tiếng hú để báo hiệu cho nhau là có người lạ đi vào.
Dọc tuyến đường mới mở còn nham nhở đất đỏ, đã có hàng loạt cây gỗ đã bị cưa xẻ nằm ngổn ngang. Đây là loại cây tương đối nhỏ chỉ với đường kính dưới 50cm. Khi tiếp cận địa bàn tại các tiểu khu 532, 533, 534 thuộc xã Phước Gia thì trước mắt chúng tôi đã có hàng trăm cây gỗ bị đốn. Có cây đường kính lên đến 1,5m, với khoảng 2 người ôm.
Theo quan sát, cây rừng ở đây chủ yếu các loại như chò chỉ, trá trắng, chuồn, dẻ trắng, trâm trắng đã có tuổi thọ hàng trăm năm. Do địa bàn rừng núi, nhiều nơi không thể len lỏi qua những ngọn núi nhưng khi phóng tầm mắt thì vẫn thấp thoáng trên các ngọn đồi bên cạnh là những nhân công đang khẩn trương cắt cành cây đã hạ để cho những bộ phận khác chuyển về xuôi.
Trên con đường độc đạo đã xuất hiện nhiều ngã ba, mà theo lời người dẫn đường thì đó là những con đường mà các đối tượng lâm tặc mới mở để dễ dàng tẩu tán gỗ sang địa bàn khác khi lực lượng chức năng chốt chặn con đường độc đạo này.
Theo anh N.T (người dân thị trấn Tân An, lên làm công nhân dọn dẹp những cây nhỏ) là người làm thuê tại đây, cho biết anh là dân địa phương, mùa nông nhàn đi làm thêm kiếm chút tiền phụ giúp vợ nuôi con ăn học. Mặc dù người chủ thuê anh có giấy phép dọn dẹp lau lách ở đây nhưng anh thấy phía bên ngoài ranh giới mà ông chủ giao cho anh em làm có rất nhiều đối tượng ngày đêm dùng cưa máy để “xẻ thịt” rất nhiều cây gỗ với đường kính lên đến hàng mét mà không thấy ai nói gì.
Dọc bên bờ suối, cạnh con đường độc đạo thỉnh thoảng xuất hiện những chòi canh hoặc lán trại được dựng sẵn. Quan sát kỹ, xen lẫn đám lau lách, cỏ khô là đã có những hộp gỗ được xẻ ra với quy cách 0,5m x 0,5m x 3m mà lâm tặc cố tình cất dấu tại nhiều địa điểm để dễ dàng vận chuyển về xuôi.
Theo ước tính của người dẫn đường, hàng trăm cây gỗ quý bị đốn hạ. Trung bình mỗi cây thu được 3-4m3 gỗ, tại địa bàn 3 tiểu khu trên thuộc xã Phước Gia đã có gần 1.000 m3 gỗ các loại bị triệt hạ một cách không thương tiếc.
Cơ quan chức năng không hay biết
Rừng Phước Gia bị tàn phá như vậy nhưng những người có chức năng trên địa bàn huyện, nhất là lực lượng kiểm lâm lại không hề hay biết.
Khi chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thời, Hạt trưởng hạt kiểm lâm Hiệp Đức, ông cho biết hiện tại các tiểu khu 532, 533, 534 thuộc xã Phước Gia chỉ có 1 đơn vị duy nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinh Hạnh được phép tận thu trong diện tích 64ha mà thôi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, huyện Hiệp Đức có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng những diện tích đất lâm nghiệp không còn giá trị lớn (rừng nghèo, cạn kiệt) sang trồng cây cao su cho hiệu quả cao. Huyện đã giao cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lý Thịnh khảo sát và tiến hành lập ranh giới trên diện tích gần 500ha thuộc các tiểu khu trên.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi Công ty Lý Thịnh khảo sát thiết kế và cho rằng đây là khu vực rừng nghèo (1C), không còn gỗ loại lớn thì không biết cơ quan chức năng có tiến hành kiểm tra hay không mà ra những văn bản không sát với thực tế.
Cụ thể, ngày 20/12/2011, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam ra quyết định cấp phép khai thác tận dụng gỗ khai hoang trồng cây cao su tại xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức cho Công ty Vinh Hạnh.
Có giấy phép, Công ty Vinh Hạnh đã tiến hành mở đường để tận thu trong diện tích cho phép là 64ha. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, Công ty Vinh Hạnh cũng gặp một số trở ngại khi nhiều đối tượng khác không có giấy phép nhưng vẫn muốn “chia phần” và không ngần ngại phá rừng.
Dọc theo con đường mới mở, thỉnh thoảng lại xuất hiện những gốc cây lớn bị đốn hạ mà trên đó ghi chữ bằng sơn đỏ là “P T” hoặc “T." Theo những người làm công ở khu vực này (thuộc công ty Vinh Hạnh) thì đó là tên của một người làm cán bộ ở huyện và trước đó đã có “truyền thống” khai thác vàng.
Anh Đỗ Ngô, người phụ trách việc tận thu của Công ty Vinh Hạnh, cho biết công ty được cấp giấy phép tận thu trong diện tích 64ha. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số đối tượng đến dọa dẫm và không cho chúng tôi đốn cây trong diện tích được cấp phép. Họ còn lấy sơn đỏ xịt vào để đánh dấu.
Bên cạnh đó, hàng ngày họ còn đưa hàng chục nhân công vào rừng ngang nhiên đốn hạ cây rừng mà không xuất trình được bất kỳ giấy phép nào của cơ quan chức năng cấp cho. Chắc chắn, trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành làm văn bản gửi các cơ quan chức năng thông báo tình trạng này./.
Tan hoang rừng Phước Gia
Theo chân một người dân bản địa chuyên đi rừng, chúng tôi vượt qua gần chục ngọn đồi và cũng chừng ấy con suối để vào tận nơi khu rừng bị tàn phá. Dọc đường, một số đối tượng đóng vai trò “chim lợn” liên tục dùng tiếng hú để báo hiệu cho nhau là có người lạ đi vào.
Dọc tuyến đường mới mở còn nham nhở đất đỏ, đã có hàng loạt cây gỗ đã bị cưa xẻ nằm ngổn ngang. Đây là loại cây tương đối nhỏ chỉ với đường kính dưới 50cm. Khi tiếp cận địa bàn tại các tiểu khu 532, 533, 534 thuộc xã Phước Gia thì trước mắt chúng tôi đã có hàng trăm cây gỗ bị đốn. Có cây đường kính lên đến 1,5m, với khoảng 2 người ôm.
Theo quan sát, cây rừng ở đây chủ yếu các loại như chò chỉ, trá trắng, chuồn, dẻ trắng, trâm trắng đã có tuổi thọ hàng trăm năm. Do địa bàn rừng núi, nhiều nơi không thể len lỏi qua những ngọn núi nhưng khi phóng tầm mắt thì vẫn thấp thoáng trên các ngọn đồi bên cạnh là những nhân công đang khẩn trương cắt cành cây đã hạ để cho những bộ phận khác chuyển về xuôi.
Trên con đường độc đạo đã xuất hiện nhiều ngã ba, mà theo lời người dẫn đường thì đó là những con đường mà các đối tượng lâm tặc mới mở để dễ dàng tẩu tán gỗ sang địa bàn khác khi lực lượng chức năng chốt chặn con đường độc đạo này.
Theo anh N.T (người dân thị trấn Tân An, lên làm công nhân dọn dẹp những cây nhỏ) là người làm thuê tại đây, cho biết anh là dân địa phương, mùa nông nhàn đi làm thêm kiếm chút tiền phụ giúp vợ nuôi con ăn học. Mặc dù người chủ thuê anh có giấy phép dọn dẹp lau lách ở đây nhưng anh thấy phía bên ngoài ranh giới mà ông chủ giao cho anh em làm có rất nhiều đối tượng ngày đêm dùng cưa máy để “xẻ thịt” rất nhiều cây gỗ với đường kính lên đến hàng mét mà không thấy ai nói gì.
Dọc bên bờ suối, cạnh con đường độc đạo thỉnh thoảng xuất hiện những chòi canh hoặc lán trại được dựng sẵn. Quan sát kỹ, xen lẫn đám lau lách, cỏ khô là đã có những hộp gỗ được xẻ ra với quy cách 0,5m x 0,5m x 3m mà lâm tặc cố tình cất dấu tại nhiều địa điểm để dễ dàng vận chuyển về xuôi.
Theo ước tính của người dẫn đường, hàng trăm cây gỗ quý bị đốn hạ. Trung bình mỗi cây thu được 3-4m3 gỗ, tại địa bàn 3 tiểu khu trên thuộc xã Phước Gia đã có gần 1.000 m3 gỗ các loại bị triệt hạ một cách không thương tiếc.
Cơ quan chức năng không hay biết
Rừng Phước Gia bị tàn phá như vậy nhưng những người có chức năng trên địa bàn huyện, nhất là lực lượng kiểm lâm lại không hề hay biết.
Khi chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thời, Hạt trưởng hạt kiểm lâm Hiệp Đức, ông cho biết hiện tại các tiểu khu 532, 533, 534 thuộc xã Phước Gia chỉ có 1 đơn vị duy nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinh Hạnh được phép tận thu trong diện tích 64ha mà thôi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, huyện Hiệp Đức có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng những diện tích đất lâm nghiệp không còn giá trị lớn (rừng nghèo, cạn kiệt) sang trồng cây cao su cho hiệu quả cao. Huyện đã giao cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lý Thịnh khảo sát và tiến hành lập ranh giới trên diện tích gần 500ha thuộc các tiểu khu trên.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi Công ty Lý Thịnh khảo sát thiết kế và cho rằng đây là khu vực rừng nghèo (1C), không còn gỗ loại lớn thì không biết cơ quan chức năng có tiến hành kiểm tra hay không mà ra những văn bản không sát với thực tế.
Cụ thể, ngày 20/12/2011, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam ra quyết định cấp phép khai thác tận dụng gỗ khai hoang trồng cây cao su tại xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức cho Công ty Vinh Hạnh.
Có giấy phép, Công ty Vinh Hạnh đã tiến hành mở đường để tận thu trong diện tích cho phép là 64ha. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, Công ty Vinh Hạnh cũng gặp một số trở ngại khi nhiều đối tượng khác không có giấy phép nhưng vẫn muốn “chia phần” và không ngần ngại phá rừng.
Dọc theo con đường mới mở, thỉnh thoảng lại xuất hiện những gốc cây lớn bị đốn hạ mà trên đó ghi chữ bằng sơn đỏ là “P T” hoặc “T." Theo những người làm công ở khu vực này (thuộc công ty Vinh Hạnh) thì đó là tên của một người làm cán bộ ở huyện và trước đó đã có “truyền thống” khai thác vàng.
Anh Đỗ Ngô, người phụ trách việc tận thu của Công ty Vinh Hạnh, cho biết công ty được cấp giấy phép tận thu trong diện tích 64ha. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số đối tượng đến dọa dẫm và không cho chúng tôi đốn cây trong diện tích được cấp phép. Họ còn lấy sơn đỏ xịt vào để đánh dấu.
Bên cạnh đó, hàng ngày họ còn đưa hàng chục nhân công vào rừng ngang nhiên đốn hạ cây rừng mà không xuất trình được bất kỳ giấy phép nào của cơ quan chức năng cấp cho. Chắc chắn, trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành làm văn bản gửi các cơ quan chức năng thông báo tình trạng này./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)