Ngày 24/1 (tức mùng 2 Tết Nhâm Thìn), Bộ Tài chính đã có báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường và các biện phát bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Giá cả thị trường có tăng nhưng ở mức tăng nhẹ
Theo đó, dựa trên báo cáo của sở tài chính các tỉnh, thành phố và qua khảo sát, theo dõi, tổng hợp, Bộ Tài chính đã có đánh giá tổng quát về diễn biến tình hình thị trường, lượng hàng hóa dồi dào, sức mua tăng thấp, giá thị trường cơ bản bình ổn.
Cụ thể, hàng hóa trên thị trường nhiều, tăng hơn những tháng bình thường khoảng 20-30%, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng.
Nhìn chung hàng hóa lưu thông thông suốt và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cả nước; không địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu.
Điểm nổi bật là năm nay hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnh được thị trường, ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hàng hóa sản xuất trong nước chiếm thị phần tới 90-95% như bánh kẹo, đồ uống, các loại mứt, trái cây, thực phẩm khô (tôm mực, miến, mộc nhĩ, măng…), lương thực, thực phẩm, hàng may mặc.
Đặc biệt có những nhóm hàng gần như độc quyền như thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, gạo… Sở dĩ như vậy vì sản phẩm trong nước đã có uy tín, chất lượng không kém hàng ngoại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… mà giá lại rẻ hơn hàng nhập.
Các loại dịch vụ phục vụ Tết, nhất là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết cũng được các doanh nghiệp vận tải chủ động huy động tăng thêm đầu phương tiện, tăng chuyến, mở thêm tuyến, đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng khách tăng từ 7-10% so với Tết Tân Mão năm 2011.
Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức tăng thêm mạng lưới, mở thêm điểm bán hàng (riêng chương trình bình ổn giá thành phố Hà Nội tổ chức bán hàng tại 6.645 điểm, tăng gấp 4 lần so với năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh 4.230 điểm, tăng 1.015 điểm so với 1/4/2011…).
Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra.
Trong những ngày cận Tết, giá thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau, một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do nhà nước còn kiểm soát giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá…), có loại giảm như dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-10%, thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnh không chỉ giữ giá bán hàng ổn định, mà còn thực hiện giảm giá cho nhiều mặt hàng nên đã thu hút khách hàng đến mua tăng cao vào ngày cận Tết.
Tuy nhiên, hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớn nhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn.
Nếu so sánh giá hàng hóa những ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ông Công ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ: thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3-5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1,0%.
Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng 5-7%, thịt lợn mông sấn tăng 7-10%, thịt bò thăn tăng 5-10%, gà ta còn sống 5-6%, thủy hải sản 5-10%, giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn, các tỉnh phía Bắc tăng 3-5%, hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo …) tăng 5-7%.
Giá cây cảnh: đào, quất ở Hà Nội, một số loại hoa tươi các tỉnh giá thấp hơn nhiều so với Tết năm 2011, thậm chí có loại thấp hơn tới 50%.
Giá một số dịch vụ có mức tăng khá vào ngày cận Tết, giá trông giữ xe máy 15.000-20.000 đồng/xe (quy định từ 2.000-5.000 đồng/xe), giá dịchvụ rửa xe máy, ôtô tăng gấp 3-4 lần ngày thường…
Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện ôtô ở nhiều tỉnh, thành phố thực hiện phụ thu thêm từ 20-60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạy ngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thu thêm từ 10-39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…
Như vậy, có thể đánh giá khái quát là giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ, sở dĩ như vậy là do: lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết.
Giá một số đầu vào cơ bản của sản xuất và đời sống được giữ ổn định. Các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp đã thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 2015/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính đã có chỉ thị số 03/CT-BTC để chỉ đạo toàn ngành thực hiện công tác bình ổn giá trong dịp Tết và phối hợp với các bộ, nghành, địa phương, doanh nghiệp, triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo của 36 tỉnh, thành phố về việc Ủy ban Nhân dân của 36 tỉnh ban hành các Chỉ thị, Quyết định chỉ đạo cụ thể các biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường và thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Các giải pháp đó đã được các ngành, các doanh nghiệp tích cực triển khai từ sớm và đã mang lại kết quả tích cực.
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã cùng các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết đầy đủ, đáp ứng nhu cầu; các doanh nghiệp vận tải cũng đã chủ động tăng đầu phương tiện, tăng chuyến… đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ đã được triển khai tích cực. Tính đến ngày 12/1 tại 30 tỉnh, thành phố, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là 1.552,875 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cân đối đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt là những ngày giáp Tết Nguyên đán; tăng tiến độ cấp bổ sung ngân sách năm 2012 cho địa phương với tổng số tiền là 325 tỷ đồng; xuất cấp 12.550 tấn gạo dự trữ quốc gia cho một số địa phương trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt 2012.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bán điện, giá bán than cho tất cả các hộ tiêu thụ than trong nền kinh tế, giá cước bưu chính; giảm giá cước dịch vụ viễn thông…
Bộ cũng tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bộ thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá của các doanh nghiệp đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh giá trong dịp Tết để loại trừ các chi phí bất hợp lý trong cơ cấu giá; kiểm soát việc thực hiện cam kết về giá đối với các mặt hàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá; đồng thời thực hiện việc kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, chi tiêu thường xuyên, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường định giá, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết; thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu thông, giảm áp lực tăng giá đầu ra, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá.
Để góp phần bình ổn giá trong dịp Tết, hầu hết các địa phương vẫn tổ chức các đoàn để kiểm tra hoạt động của thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, như Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thanh tra Sở Tài chính và 28 đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện phối hợp kiểm tra 242 siêu thị, cửa hàng tiện ích, 143 sạp chợ về thực hiện chương trình bình ổn giá, niêm yết giá, đã nhắc nhở, xử lý nhiều vụ vi phạm…
Thành phố Hà Nội kiểm tra 191 vụ, phạt vi phạm hành chính 560,7 triệu đồng, tịch thu 2,715 tỷ đồng, tạm giữ 3,5 tỷ đồng giá trị hàng hóa…/.
Giá cả thị trường có tăng nhưng ở mức tăng nhẹ
Theo đó, dựa trên báo cáo của sở tài chính các tỉnh, thành phố và qua khảo sát, theo dõi, tổng hợp, Bộ Tài chính đã có đánh giá tổng quát về diễn biến tình hình thị trường, lượng hàng hóa dồi dào, sức mua tăng thấp, giá thị trường cơ bản bình ổn.
Cụ thể, hàng hóa trên thị trường nhiều, tăng hơn những tháng bình thường khoảng 20-30%, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng.
Nhìn chung hàng hóa lưu thông thông suốt và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cả nước; không địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu.
Điểm nổi bật là năm nay hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnh được thị trường, ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hàng hóa sản xuất trong nước chiếm thị phần tới 90-95% như bánh kẹo, đồ uống, các loại mứt, trái cây, thực phẩm khô (tôm mực, miến, mộc nhĩ, măng…), lương thực, thực phẩm, hàng may mặc.
Đặc biệt có những nhóm hàng gần như độc quyền như thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, gạo… Sở dĩ như vậy vì sản phẩm trong nước đã có uy tín, chất lượng không kém hàng ngoại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… mà giá lại rẻ hơn hàng nhập.
Các loại dịch vụ phục vụ Tết, nhất là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết cũng được các doanh nghiệp vận tải chủ động huy động tăng thêm đầu phương tiện, tăng chuyến, mở thêm tuyến, đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng khách tăng từ 7-10% so với Tết Tân Mão năm 2011.
Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức tăng thêm mạng lưới, mở thêm điểm bán hàng (riêng chương trình bình ổn giá thành phố Hà Nội tổ chức bán hàng tại 6.645 điểm, tăng gấp 4 lần so với năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh 4.230 điểm, tăng 1.015 điểm so với 1/4/2011…).
Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra.
Trong những ngày cận Tết, giá thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau, một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do nhà nước còn kiểm soát giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá…), có loại giảm như dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-10%, thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnh không chỉ giữ giá bán hàng ổn định, mà còn thực hiện giảm giá cho nhiều mặt hàng nên đã thu hút khách hàng đến mua tăng cao vào ngày cận Tết.
Tuy nhiên, hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớn nhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn.
Nếu so sánh giá hàng hóa những ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ông Công ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ: thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3-5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1,0%.
Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng 5-7%, thịt lợn mông sấn tăng 7-10%, thịt bò thăn tăng 5-10%, gà ta còn sống 5-6%, thủy hải sản 5-10%, giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn, các tỉnh phía Bắc tăng 3-5%, hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo …) tăng 5-7%.
Giá cây cảnh: đào, quất ở Hà Nội, một số loại hoa tươi các tỉnh giá thấp hơn nhiều so với Tết năm 2011, thậm chí có loại thấp hơn tới 50%.
Giá một số dịch vụ có mức tăng khá vào ngày cận Tết, giá trông giữ xe máy 15.000-20.000 đồng/xe (quy định từ 2.000-5.000 đồng/xe), giá dịchvụ rửa xe máy, ôtô tăng gấp 3-4 lần ngày thường…
Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện ôtô ở nhiều tỉnh, thành phố thực hiện phụ thu thêm từ 20-60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạy ngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thu thêm từ 10-39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…
Như vậy, có thể đánh giá khái quát là giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ, sở dĩ như vậy là do: lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết.
Giá một số đầu vào cơ bản của sản xuất và đời sống được giữ ổn định. Các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp đã thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 2015/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính đã có chỉ thị số 03/CT-BTC để chỉ đạo toàn ngành thực hiện công tác bình ổn giá trong dịp Tết và phối hợp với các bộ, nghành, địa phương, doanh nghiệp, triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo của 36 tỉnh, thành phố về việc Ủy ban Nhân dân của 36 tỉnh ban hành các Chỉ thị, Quyết định chỉ đạo cụ thể các biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường và thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Các giải pháp đó đã được các ngành, các doanh nghiệp tích cực triển khai từ sớm và đã mang lại kết quả tích cực.
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã cùng các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết đầy đủ, đáp ứng nhu cầu; các doanh nghiệp vận tải cũng đã chủ động tăng đầu phương tiện, tăng chuyến… đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ đã được triển khai tích cực. Tính đến ngày 12/1 tại 30 tỉnh, thành phố, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là 1.552,875 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cân đối đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt là những ngày giáp Tết Nguyên đán; tăng tiến độ cấp bổ sung ngân sách năm 2012 cho địa phương với tổng số tiền là 325 tỷ đồng; xuất cấp 12.550 tấn gạo dự trữ quốc gia cho một số địa phương trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt 2012.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bán điện, giá bán than cho tất cả các hộ tiêu thụ than trong nền kinh tế, giá cước bưu chính; giảm giá cước dịch vụ viễn thông…
Bộ cũng tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bộ thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá của các doanh nghiệp đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh giá trong dịp Tết để loại trừ các chi phí bất hợp lý trong cơ cấu giá; kiểm soát việc thực hiện cam kết về giá đối với các mặt hàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá; đồng thời thực hiện việc kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, chi tiêu thường xuyên, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường định giá, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết; thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu thông, giảm áp lực tăng giá đầu ra, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá.
Để góp phần bình ổn giá trong dịp Tết, hầu hết các địa phương vẫn tổ chức các đoàn để kiểm tra hoạt động của thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, như Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thanh tra Sở Tài chính và 28 đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện phối hợp kiểm tra 242 siêu thị, cửa hàng tiện ích, 143 sạp chợ về thực hiện chương trình bình ổn giá, niêm yết giá, đã nhắc nhở, xử lý nhiều vụ vi phạm…
Thành phố Hà Nội kiểm tra 191 vụ, phạt vi phạm hành chính 560,7 triệu đồng, tịch thu 2,715 tỷ đồng, tạm giữ 3,5 tỷ đồng giá trị hàng hóa…/.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)