Hôm 29/3, hãng sản xuất điện thoại di động Nokia thông báo họ đã nộp tiếp một lá đơn khác lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) để tố cáo đối thủ Apple vi phạm bằng sáng chế trên hầu hết các sản phẩm của họ.
Động thái "ăn thua đủ" trên của Nokia diễn ra chỉ sau 4 ngày, khi Apple được ITC ra phán quyết có lợi, bác bỏ lời cáo buộc lúc trước từ Nokia rằng Apple đã vi phạm 5 bằng sáng chế của hãng điện thoại Phần Lan.
Lần này, nhằm tăng thêm sức nặng cho lá đơn của mình, Nokia đã chỉ ra vi phạm của Apple đối với 7 bằng sáng chế của họ, bao gồm các lĩnh vực như hệ điều hành đa nhiệm, đồng bộ hóa dữ liệu, định vị, chất lượng cuộc gọi cũng như ứng dụng các yếu tố liên quan tới Bluetooth.
Phó chủ tịch Nokia phụ trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Paul Melin, bày tỏ: "Lá đơn mới nhất mà Nokia nộp lên ITC đã góp phần chỉ ra tổng cộng 46 bằng sáng chế của chúng tôi từng bị Apple vi phạm từ trước tới nay. Trong đó, có nhiều đơn tố cáo đã được đệ trình từ hơn 10 năm trước khi Apple chế tạo chiếc iPhone đầu tiên."
Vụ tranh chấp bằng sáng chế giữa hai gã khổng lồ công nghệ điện thoại di động này không chỉ "nóng" tại Mỹ, mà họ còn tranh cãi nhau tại các tòa án ở Anh, Đức và Hà Lan./.
Động thái "ăn thua đủ" trên của Nokia diễn ra chỉ sau 4 ngày, khi Apple được ITC ra phán quyết có lợi, bác bỏ lời cáo buộc lúc trước từ Nokia rằng Apple đã vi phạm 5 bằng sáng chế của hãng điện thoại Phần Lan.
Lần này, nhằm tăng thêm sức nặng cho lá đơn của mình, Nokia đã chỉ ra vi phạm của Apple đối với 7 bằng sáng chế của họ, bao gồm các lĩnh vực như hệ điều hành đa nhiệm, đồng bộ hóa dữ liệu, định vị, chất lượng cuộc gọi cũng như ứng dụng các yếu tố liên quan tới Bluetooth.
Phó chủ tịch Nokia phụ trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Paul Melin, bày tỏ: "Lá đơn mới nhất mà Nokia nộp lên ITC đã góp phần chỉ ra tổng cộng 46 bằng sáng chế của chúng tôi từng bị Apple vi phạm từ trước tới nay. Trong đó, có nhiều đơn tố cáo đã được đệ trình từ hơn 10 năm trước khi Apple chế tạo chiếc iPhone đầu tiên."
Vụ tranh chấp bằng sáng chế giữa hai gã khổng lồ công nghệ điện thoại di động này không chỉ "nóng" tại Mỹ, mà họ còn tranh cãi nhau tại các tòa án ở Anh, Đức và Hà Lan./.
Văn Hưng (Vietnam+)