Hàng nghìn người Tunisia đã tập trung trước trụ sở Quốc hội nước này tối 24/8đòi chính quyền do đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền từ chức.
Đây là ngày đầu tiên trong chiến dịch biểu tình kéo dài một tuần do Mặt trậncứu quốc (NSF) đối lập tổ chức. NSF hy vọng cuộc biểu tình này sẽ châm ngòi chotuần lễ biểu tình trên khắp đất nước, từ đó buộc chính quyền phải từ chức vàhướng tới thành lập một chính quyền phi đảng phái.
Những người tổ chức biểu tình cho biết có khoảng 60.000 người tham gia biểutình, trong khi cảnh sát cho biết con số này là 10.000 người.
Kể từ đầu tháng 8 tới nay, tại Tunisia đã diễn ra hai cuộc biểu tình phản đốichính phủ tương tự với hàng chục nghìn người tham dự.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) đã đứng ra làm trung gianhòa giải giữa phe đối lập và chính phủ nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ởnước này.
Tuy nhiên, kể từ khi được khởi động từ đầu tháng 8 tới nay, tiến trình nàyhầu như chưa đạt nhiều tiến triển, khi mà NSF cương quyết khẳng định đàm phántrước khi chính phủ từ chức chỉ "lãng phí thời gian."
[Tunisia: Lãnh đạo cầm quyền đàm phán với UGTT]
Hôm 22/8, lần đầu tiên đảng Ennahda đã nhượng bộ, chấp nhận đối thoại trên cơsở sáng kiến của UGTT sau khi Chủ tịch đảng này là Rached Ghannouchi đã gặp gỡvà thảo luận với Chủ tịch UGTT Houcine Abassi.
Theo đề nghị của UGTT, một chính phủ kỹ trị sẽ được thành lập, quốc hội lậphiến sẽ được duy trì, đồng thời lộ trình thông qua hiến pháp mới sẽ được bám sátvà tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới. UGTT cho biết sẽ gửi các đề xuất của đảngEnnahda tới NSF.
Đảng Ennahda bị cáo buộc không kiểm soát được phong trào Hồi giáo cực đoan,bị cho là đã tổ chức ám sát các chính trị gia đối lập trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, Ennahda cũng bị cáo buộc là quản lý kinh tế kém và thất bại trongviệc nâng cao đời sống nhân dân.
Các thành viên cao cấp của đảng Ennahda chorằng phe đối lập Tunisia theo chân phe đối lập Ai Cập, muốn tiến hành một hànhđộng tương tự như việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi./.
Đây là ngày đầu tiên trong chiến dịch biểu tình kéo dài một tuần do Mặt trậncứu quốc (NSF) đối lập tổ chức. NSF hy vọng cuộc biểu tình này sẽ châm ngòi chotuần lễ biểu tình trên khắp đất nước, từ đó buộc chính quyền phải từ chức vàhướng tới thành lập một chính quyền phi đảng phái.
Những người tổ chức biểu tình cho biết có khoảng 60.000 người tham gia biểutình, trong khi cảnh sát cho biết con số này là 10.000 người.
Kể từ đầu tháng 8 tới nay, tại Tunisia đã diễn ra hai cuộc biểu tình phản đốichính phủ tương tự với hàng chục nghìn người tham dự.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) đã đứng ra làm trung gianhòa giải giữa phe đối lập và chính phủ nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ởnước này.
Tuy nhiên, kể từ khi được khởi động từ đầu tháng 8 tới nay, tiến trình nàyhầu như chưa đạt nhiều tiến triển, khi mà NSF cương quyết khẳng định đàm phántrước khi chính phủ từ chức chỉ "lãng phí thời gian."
[Tunisia: Lãnh đạo cầm quyền đàm phán với UGTT]
Hôm 22/8, lần đầu tiên đảng Ennahda đã nhượng bộ, chấp nhận đối thoại trên cơsở sáng kiến của UGTT sau khi Chủ tịch đảng này là Rached Ghannouchi đã gặp gỡvà thảo luận với Chủ tịch UGTT Houcine Abassi.
Theo đề nghị của UGTT, một chính phủ kỹ trị sẽ được thành lập, quốc hội lậphiến sẽ được duy trì, đồng thời lộ trình thông qua hiến pháp mới sẽ được bám sátvà tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới. UGTT cho biết sẽ gửi các đề xuất của đảngEnnahda tới NSF.
Đảng Ennahda bị cáo buộc không kiểm soát được phong trào Hồi giáo cực đoan,bị cho là đã tổ chức ám sát các chính trị gia đối lập trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, Ennahda cũng bị cáo buộc là quản lý kinh tế kém và thất bại trongviệc nâng cao đời sống nhân dân.
Các thành viên cao cấp của đảng Ennahda chorằng phe đối lập Tunisia theo chân phe đối lập Ai Cập, muốn tiến hành một hànhđộng tương tự như việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi./.
(TTXVN)