Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Tràng An - Lễ mở cửa rừng

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Nghi lễ rước nước truyền thống là thủ tục quan trọng tại Lễ hội. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Nghi lễ rước nước truyền thống là thủ tục quan trọng tại Lễ hội. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)

Ngày 13/4, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thành phố Hoa Lư), tỉnh Ninh Bình phối hợp với Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2025 với chủ đề “Tràng An - Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi.”

Dự lễ khai mạc có đại diện các ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương - một trong những vị thần được thờ tụng theo tín ngưỡng dân gian. Theo truyền thuyết, ngài là một trong ba anh em - ba vị tướng được phong Thánh gồm Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh, là người có công trấn ải Nam Sơn, thuộc Hoa Lư tứ trấn, bảo vệ đất nước thời Hùng Vương thứ 18.

Lễ hội được tổ chức nhằm tiếp tục tôn vinh chiều sâu lịch sử và giá trị trường tồn của Quần thể danh thắng Tràng An, khơi dậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc của bao lớp thế hệ người dân cùng các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng mang bản sắc riêng của một Kinh đô cổ giữa lòng Di sản Quần thể danh thắng Tràng An.

Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách dâng lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời tôn vinh những bậc tiền nhân đã có công khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng của Di sản Tràng An.

ttxvn-khai-mac-le-hoi-trang-an-nam-2025-1304-1.jpg
Lễ rước rồng trên sông tổ chức theo nghi lễ truyền thống. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng (phát lát) được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; truyền tải tư duy sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên của tổ tiên, cha ông ta.

Theo quan niệm dân gian, vào mùa Đông, cây cối khô cằn, rừng núi cần được “đóng cửa” để bảo vệ muôn loài, phục hồi hệ sinh thái. Khi mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, rừng được “mở cửa” để con người tiếp tục gắn bó và sinh sống.

Đây chính là thông điệp về việc bảo vệ rừng, giữ gìn hệ sinh thái và phát triển bền vững - điều đặc biệt quan trọng đối với một Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới như Tràng An. Lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên.

Tham dự lễ hội, nhân dân và du khách thập phương được hòa mình vào đoàn rước rồng từ khu vực cổng Tam Quan - trung tâm thành phố Hoa Lư tới khu vực bến thuyền Tràng An, rồi xuôi theo dòng nước soi bóng những dãy núi hùng vĩ vào tới Đền Suối Tiên để thực hiện các nghi lễ dâng hương, hoa, lễ vật lên ban thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương.

Lễ hội Tràng An góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Quần thể danh thắng Tràng An tới du khách trong và ngoài nước. Đây là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.