Các công ty mỹ phẩm quốc tế đang hướng tới các thị trường mới nổi để tăng doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với thách thức trong việc chế những sản phẩm làm đẹp phù hợp với đối tượng khách hàng mới tại Trung Quốc, Ấn Độ và một số nơi khác.
Tập đoàn nghiên cứu Euromonitor có trụ sở tại London dự đoán thị trường mỹ phẩm toàn cầu sẽ đạt giá trị 64 tỷ USD trong năm năm tới, trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng góp 26 tỷ USD và Mỹ Latinh góp 22 tỷ USD.
L'Oreal, một trong những hãng mỹ phẩm lớn nhất thế giới, đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại Ấn Độ, Mexico và Indonesia, với chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp với thói quen của người tiêu dùng nơi đây.
Doanh nghiệp trên của Pháp ước tính vào năm 2025, chi tiêu bình quân đầu người cho các sản phẩm làm đẹp mỗi năm tại Ấn Độ sẽ tăng từ 3 euro lên 10 euro (từ 4 USD lên 13 USD) và tại Trung Quốc tăng từ 12 euro lên 57 euro.
Nhà phân tích Laurent Dusollier thuộc Công ty tư vấn Roland Berger tại Paris cho rằng hầu hết các tập đoàn tiếp tục tăng cường cơ cấu hoạt động trong nước và khu vực. Với việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại các thị trường đang nổi, họ mong muốn tạo ra các sản phẩm đặc biệt cùng với cách tiếp thị phù hợp và tăng cường nhóm quản lý tại đây.
Một trong số những phép thử cơ bản của các công ty mỹ phẩm quốc tế là tiếp cận thói quen của khách hàng mới tại Ấn Độ - quốc gia có tới 1,2 tỷ dân mà đa số đều thích mua sắm ở các cửa hiệu nhỏ hơn là đi siêu thị.
Theo chuyên gia Dusollier, đây chính là thách thức của các công ty mỹ phẩm quốc tế trong phân phối và bày bán sản phẩm, nhất là tại nơi có phong cách buôn bán không hiện đại như Ấn Độ.
Với kinh nghiệm bán sản phẩm chia thành những túi nhỏ với giá chỉ vài rupee, L'Oreal đã triển khai bán hàng tại 750.000 cửa hiệu nhỏ trên khắp Ấn Độ.
Hãng còn thông qua Công ty Garnier cũng do L'Oreal sở hữu để phát triển hàng loạt các sản phẩm đặc biệt sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ, đồng thời thử nghiệm các sản phẩm trang điểm.
Từ Mumbai (Ấn Độ), Giám đốc điều hành khu vực của L'Oreal, Jochen Zaumseil, không che giấu tham vọng trở thành hãng mỹ phẩm số một tại châu Á-Thái Bình Dương và sẽ là sự lựa chọn số một của người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình trở lên tại các thị trường đang nổi./.
Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với thách thức trong việc chế những sản phẩm làm đẹp phù hợp với đối tượng khách hàng mới tại Trung Quốc, Ấn Độ và một số nơi khác.
Tập đoàn nghiên cứu Euromonitor có trụ sở tại London dự đoán thị trường mỹ phẩm toàn cầu sẽ đạt giá trị 64 tỷ USD trong năm năm tới, trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng góp 26 tỷ USD và Mỹ Latinh góp 22 tỷ USD.
L'Oreal, một trong những hãng mỹ phẩm lớn nhất thế giới, đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại Ấn Độ, Mexico và Indonesia, với chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp với thói quen của người tiêu dùng nơi đây.
Doanh nghiệp trên của Pháp ước tính vào năm 2025, chi tiêu bình quân đầu người cho các sản phẩm làm đẹp mỗi năm tại Ấn Độ sẽ tăng từ 3 euro lên 10 euro (từ 4 USD lên 13 USD) và tại Trung Quốc tăng từ 12 euro lên 57 euro.
Nhà phân tích Laurent Dusollier thuộc Công ty tư vấn Roland Berger tại Paris cho rằng hầu hết các tập đoàn tiếp tục tăng cường cơ cấu hoạt động trong nước và khu vực. Với việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại các thị trường đang nổi, họ mong muốn tạo ra các sản phẩm đặc biệt cùng với cách tiếp thị phù hợp và tăng cường nhóm quản lý tại đây.
Một trong số những phép thử cơ bản của các công ty mỹ phẩm quốc tế là tiếp cận thói quen của khách hàng mới tại Ấn Độ - quốc gia có tới 1,2 tỷ dân mà đa số đều thích mua sắm ở các cửa hiệu nhỏ hơn là đi siêu thị.
Theo chuyên gia Dusollier, đây chính là thách thức của các công ty mỹ phẩm quốc tế trong phân phối và bày bán sản phẩm, nhất là tại nơi có phong cách buôn bán không hiện đại như Ấn Độ.
Với kinh nghiệm bán sản phẩm chia thành những túi nhỏ với giá chỉ vài rupee, L'Oreal đã triển khai bán hàng tại 750.000 cửa hiệu nhỏ trên khắp Ấn Độ.
Hãng còn thông qua Công ty Garnier cũng do L'Oreal sở hữu để phát triển hàng loạt các sản phẩm đặc biệt sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ, đồng thời thử nghiệm các sản phẩm trang điểm.
Từ Mumbai (Ấn Độ), Giám đốc điều hành khu vực của L'Oreal, Jochen Zaumseil, không che giấu tham vọng trở thành hãng mỹ phẩm số một tại châu Á-Thái Bình Dương và sẽ là sự lựa chọn số một của người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình trở lên tại các thị trường đang nổi./.
Trang Nhung (TTXVN)