Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc, yêu cầu chấn chỉnh trong việc in và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Cụ thể, Bộ đề nghị các cơ sở kiểm tra lại hệ thống sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ, chấn chỉnh việc xây dựng, quản lý sổ gốc cũng như việc chỉnh sửa, cấp lại, hủy phôi… theo quy định. Trường chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ phê duyệt mẫu phôi và được ủy quyền tự in.
Việc chấn chỉnh này xuất phát từ thực tế kiểm tra của Bộ tại các cơ sở cho thấy, hàng loạt đơn vị đào tạo đã có sai phạm từ việc in ấn đến cấp phát văn bằng.
Sai phạm đầu tiên phải kể đến là không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định. Về tính pháp lý, sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa. Về chất lượng, sổ chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài.
Vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học. Điều này vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: “bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.”
Khi phôi văn bằng bị hư hỏng, một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc hủy không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy.
Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc còn nghiêm trọng hơn khi các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện đúng quy định. Một số nơi cấp giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện không đúng thẩm quyền như việc chứng thực bản sao so với bản chính.
Thậm chí, nhiều cơ sở giáo dục đại học còn tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ, không theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tự in khi chưa được bộ phê duyệt và chưa được Bộ ủy quyền.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, mục tiêu công khai minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp phát văn bằng./.
Cụ thể, Bộ đề nghị các cơ sở kiểm tra lại hệ thống sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ, chấn chỉnh việc xây dựng, quản lý sổ gốc cũng như việc chỉnh sửa, cấp lại, hủy phôi… theo quy định. Trường chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ phê duyệt mẫu phôi và được ủy quyền tự in.
Việc chấn chỉnh này xuất phát từ thực tế kiểm tra của Bộ tại các cơ sở cho thấy, hàng loạt đơn vị đào tạo đã có sai phạm từ việc in ấn đến cấp phát văn bằng.
Sai phạm đầu tiên phải kể đến là không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định. Về tính pháp lý, sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa. Về chất lượng, sổ chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài.
Vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học. Điều này vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: “bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.”
Khi phôi văn bằng bị hư hỏng, một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc hủy không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy.
Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc còn nghiêm trọng hơn khi các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện đúng quy định. Một số nơi cấp giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện không đúng thẩm quyền như việc chứng thực bản sao so với bản chính.
Thậm chí, nhiều cơ sở giáo dục đại học còn tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ, không theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tự in khi chưa được bộ phê duyệt và chưa được Bộ ủy quyền.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, mục tiêu công khai minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp phát văn bằng./.
Phạm Mai (Vietnam+)