Sau một tuần kể từ khi núi lửa Eyjafjallajokull phun trào ở Iceland, ngày 20/4 các sân bay châu Âu đã mở cửa trở lại, nhưng có lẽ phải mất khá nhiều thời gian các hãng hàng không mới có thể giải tỏa được tất cả hành khách bị kẹt tại các sân bay khi họ buộc phải hủy tới hơn 95.000 chuyến bay.
Sân bay Heathrow nhộn nhịp nhất châu Âu ở London đã đón chuyến bay đầu tiên hạ cánh đến từ Vancouver, Canada.
Hãng hàng không quốc gia Anh British Airways (BA) đã khởi động chuyến bay đường dài đầu tiên kể từ 17/4, với chiếc Boeing 777 cất cánh từ Bắc Kinh ngày 20/4.
BA hy vọng hơn 20 chuyến bay cất cánh từ Mỹ, châu Phi và châu Á có thể hạ cánh vào sáng 21/4.
Các chuyến bay từ sân bay Charles de Gaulle của Paris hay sân bay Schiphol của Amsterdam và các sân bay khác ở châu Âu cũng đã cất cánh.
Hãng hàng không Qantas của Australia sẽ có các chuyến bay tới Frankfurt và London từ những sân bay ở châu Á vào tối 21/4, trong khi các chuyến bay từ Australia sẽ được nối lại vào 22/4.
Mặc dù một số sân bay tại vùng Scotland, Anh đã mở cửa trở lại vào sáng 20/4, nhưng hiện Anh đang có nguy cơ có thể phải đóng không phận trở lại do mây tro núi lửa lại tạo ra một luồng mây tro bụi mới đang bay về phía không phận nước này.
Trong khi đó, Đức vẫn tiếp tục đóng cửa không phận, nhưng khoảng 800 chuyến bay vẫn được phép bay ở độ cao thấp.
Theo Tổ chức kiểm soát không lưu châu Âu Eurocontrol, cho dù đã bước đầu mở cửa trở lại không phận châu Âu, nhưng có lẽ phải tới ngày 23/4 các sân bay mới có thể trở lại hoạt động bình thường.
Việc cấm bay ở châu Âu đã gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề. Theo ước tính ban đầu, mỗi ngày hàng không châu Âu bị thiệt hại khoảng 200 triệu USD và hàng không châu Á mất đi 40 triệu USD.
Tro bụi núi lửa từ Iceland không chỉ làm ảnh hưởng đi lại ở châu Âu mà đang có tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp ở châu Á.
Hàng hóa tươi sống đang bị tồn kho và nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng sản xuất. Thậm chí hãng sản xuất ô tô Nissan Motor của Nhật Bản còn phải tạm dừng dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy vì phụ tùng ôtô bị kẹt ở châu Âu.
Tại Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan, các công ty lữ hành đã hủy các chuyến thăm châu Âu và phải thu xếp cho các nhóm du lịch bị mắc kẹt tại các nước này.
Một số công ty bán hàng qua mạng tại Trung Quốc thường nhận đơn hàng từ châu Âu đã phải tạm dừng vì họ không thể đáp ứng được đơn hàng do thiếu vận tải hàng không.
Sự rối loạn giao thông hàng không trong những ngày qua ở châu Âu cho thấy sự thiếu phối hợp giữa các thành viên Liên minh châu Âu. Sự việc này có thể buộc khối này phải nhanh chóng có một cơ chế quyết định chung về không phận châu Âu.
Trong khi đó các nhà khoa học lo ngại những rung lắc bên dưới núi lửa dưới sông băng Eyjafjallajokull có thể đánh thức Katla, một núi lửa nguy hiểm hơn ở gần đó.
Nếu núi lửa này "thức giấc" ngành hàng không thế giới có thể sẽ phải hứng chịu hậu quả tệ hại hơn vì sự phun trào của núi lửa này mạnh hơn 10 lần và các cột tro bụi tạo ra sẽ cao hơn./.
Sân bay Heathrow nhộn nhịp nhất châu Âu ở London đã đón chuyến bay đầu tiên hạ cánh đến từ Vancouver, Canada.
Hãng hàng không quốc gia Anh British Airways (BA) đã khởi động chuyến bay đường dài đầu tiên kể từ 17/4, với chiếc Boeing 777 cất cánh từ Bắc Kinh ngày 20/4.
BA hy vọng hơn 20 chuyến bay cất cánh từ Mỹ, châu Phi và châu Á có thể hạ cánh vào sáng 21/4.
Các chuyến bay từ sân bay Charles de Gaulle của Paris hay sân bay Schiphol của Amsterdam và các sân bay khác ở châu Âu cũng đã cất cánh.
Hãng hàng không Qantas của Australia sẽ có các chuyến bay tới Frankfurt và London từ những sân bay ở châu Á vào tối 21/4, trong khi các chuyến bay từ Australia sẽ được nối lại vào 22/4.
Mặc dù một số sân bay tại vùng Scotland, Anh đã mở cửa trở lại vào sáng 20/4, nhưng hiện Anh đang có nguy cơ có thể phải đóng không phận trở lại do mây tro núi lửa lại tạo ra một luồng mây tro bụi mới đang bay về phía không phận nước này.
Trong khi đó, Đức vẫn tiếp tục đóng cửa không phận, nhưng khoảng 800 chuyến bay vẫn được phép bay ở độ cao thấp.
Theo Tổ chức kiểm soát không lưu châu Âu Eurocontrol, cho dù đã bước đầu mở cửa trở lại không phận châu Âu, nhưng có lẽ phải tới ngày 23/4 các sân bay mới có thể trở lại hoạt động bình thường.
Việc cấm bay ở châu Âu đã gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề. Theo ước tính ban đầu, mỗi ngày hàng không châu Âu bị thiệt hại khoảng 200 triệu USD và hàng không châu Á mất đi 40 triệu USD.
Tro bụi núi lửa từ Iceland không chỉ làm ảnh hưởng đi lại ở châu Âu mà đang có tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp ở châu Á.
Hàng hóa tươi sống đang bị tồn kho và nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng sản xuất. Thậm chí hãng sản xuất ô tô Nissan Motor của Nhật Bản còn phải tạm dừng dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy vì phụ tùng ôtô bị kẹt ở châu Âu.
Tại Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan, các công ty lữ hành đã hủy các chuyến thăm châu Âu và phải thu xếp cho các nhóm du lịch bị mắc kẹt tại các nước này.
Một số công ty bán hàng qua mạng tại Trung Quốc thường nhận đơn hàng từ châu Âu đã phải tạm dừng vì họ không thể đáp ứng được đơn hàng do thiếu vận tải hàng không.
Sự rối loạn giao thông hàng không trong những ngày qua ở châu Âu cho thấy sự thiếu phối hợp giữa các thành viên Liên minh châu Âu. Sự việc này có thể buộc khối này phải nhanh chóng có một cơ chế quyết định chung về không phận châu Âu.
Trong khi đó các nhà khoa học lo ngại những rung lắc bên dưới núi lửa dưới sông băng Eyjafjallajokull có thể đánh thức Katla, một núi lửa nguy hiểm hơn ở gần đó.
Nếu núi lửa này "thức giấc" ngành hàng không thế giới có thể sẽ phải hứng chịu hậu quả tệ hại hơn vì sự phun trào của núi lửa này mạnh hơn 10 lần và các cột tro bụi tạo ra sẽ cao hơn./.
Hoàng Hà (Vietnam+)