Theo AFP, người đứng đầu hãng hàng không Australia Qantas, Alan Joyce cảnh báo rằng hãng này sẽ phải cắt giảm nhiều dịch vụ và bày tỏ “những lo ngại sống còn” cho tương lai của hãng nếu những dự luật mang tính bảo hộ được quốc hội Australia thông qua.
Joyce nói dự luật này, sẽ buộc Qantas phải giữ các văn phòng đại diện và phần lớn công tác bảo trì, vận hành và huấn luyện của hãng tại Australia, là một “mối đe dọa lớn” cho việc kinh doanh và công ăn việc làm của hãng.
“Nếu người Australia muốn có một hãng hàng không thực sự có sức cạnh tranh quốc tế, quốc hội không thể bó buộc Qantas theo kiểu này,” Joyce nói trong một phiên điều trần trước Thượng viện Australia về dự luật. “Các vị sẽ chịu trách nhiệm khiến Qantas trở nên kém tính cạnh tranh đúng vào lúc chúng tôi đang cần sự tự do để cạnh tranh nhất.”
Dự luật do Thượng nghị sỹ độc lập Nick Xenophon giới thiệu, với tên gọi “Vẫn gọi Australia là nhà” sẽ siết chặt các điều kiện kinh doanh với Qantas được đặt ra từ khi hãng hàng không nhà nước này được bán ra vào năm 1992. Xenophon cũng trình các dự luật buộc tất cả các hãng hàng không Australia có chi nhánh ở nước ngoài phải trả lương và có điều kiện làm việc công bằng giữa tất cả các nhân viên.
Joyce cho biết các phi hành đoàn người nước ngoài chỉ được sử dụng hạn chế ở Qantas tại Australia nhưng họ chỉ được trả lương với mức thấp hơn người Australia, một thông lệ quốc tế sống còn với hoạt động của ngành hàng không.
“Nếu các dự luật này được thông qua, những phi hành đoàn quốc tế sẽ được đối xử như người Australia về lương và điều kiện làm việc khiến chúng tôi không còn có thể cung cấp các chuyến bay quốc tế nữa,” Joyce nói với các nhà làm luật. “Dự luật đơn giản là sẽ buộc Qantas phải chấm dứt các hoạt động kết nối Darwin và Cairns cho các hoạt động du lịch và thương mại ở châu Á và châu Âu.”
Dự luật của Xenophon được đưa ra sau một năm 2011 đầy trục trặc với Qantas khi toàn bộ các máy bay của họ phải ngừng hoạt động trong 48 giờ do một tranh cãi về hợp đồng lao động liên quan đến kế hoạch chuyển phần kinh doanh quốc tế khó khăn của họ sang châu Á.
Các liên đoàn lao động giận dữ đã tổ chức đình công, cáo buộc Joyce, sinh ở Ireland, tìm cách “châu Á hóa” Qantas và cắt bớt công việc của dân bản địa để thu lời. Vụ tranh cãi đã khiến Qantas thiệt hại triệu AUD (208 triệu USD), nhưng Joyce nói ông vẫn tiến hành kế hoạch này./.
Joyce nói dự luật này, sẽ buộc Qantas phải giữ các văn phòng đại diện và phần lớn công tác bảo trì, vận hành và huấn luyện của hãng tại Australia, là một “mối đe dọa lớn” cho việc kinh doanh và công ăn việc làm của hãng.
“Nếu người Australia muốn có một hãng hàng không thực sự có sức cạnh tranh quốc tế, quốc hội không thể bó buộc Qantas theo kiểu này,” Joyce nói trong một phiên điều trần trước Thượng viện Australia về dự luật. “Các vị sẽ chịu trách nhiệm khiến Qantas trở nên kém tính cạnh tranh đúng vào lúc chúng tôi đang cần sự tự do để cạnh tranh nhất.”
Dự luật do Thượng nghị sỹ độc lập Nick Xenophon giới thiệu, với tên gọi “Vẫn gọi Australia là nhà” sẽ siết chặt các điều kiện kinh doanh với Qantas được đặt ra từ khi hãng hàng không nhà nước này được bán ra vào năm 1992. Xenophon cũng trình các dự luật buộc tất cả các hãng hàng không Australia có chi nhánh ở nước ngoài phải trả lương và có điều kiện làm việc công bằng giữa tất cả các nhân viên.
Joyce cho biết các phi hành đoàn người nước ngoài chỉ được sử dụng hạn chế ở Qantas tại Australia nhưng họ chỉ được trả lương với mức thấp hơn người Australia, một thông lệ quốc tế sống còn với hoạt động của ngành hàng không.
“Nếu các dự luật này được thông qua, những phi hành đoàn quốc tế sẽ được đối xử như người Australia về lương và điều kiện làm việc khiến chúng tôi không còn có thể cung cấp các chuyến bay quốc tế nữa,” Joyce nói với các nhà làm luật. “Dự luật đơn giản là sẽ buộc Qantas phải chấm dứt các hoạt động kết nối Darwin và Cairns cho các hoạt động du lịch và thương mại ở châu Á và châu Âu.”
Dự luật của Xenophon được đưa ra sau một năm 2011 đầy trục trặc với Qantas khi toàn bộ các máy bay của họ phải ngừng hoạt động trong 48 giờ do một tranh cãi về hợp đồng lao động liên quan đến kế hoạch chuyển phần kinh doanh quốc tế khó khăn của họ sang châu Á.
Các liên đoàn lao động giận dữ đã tổ chức đình công, cáo buộc Joyce, sinh ở Ireland, tìm cách “châu Á hóa” Qantas và cắt bớt công việc của dân bản địa để thu lời. Vụ tranh cãi đã khiến Qantas thiệt hại triệu AUD (208 triệu USD), nhưng Joyce nói ông vẫn tiến hành kế hoạch này./.
Trần Trọng (Vietnam+)