Hiện tất cả các trường đại học, cao đẳng đã công bố chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2. Hàng nghìn chỉ tiêu, từ trường công lập đến dân lập, trường nhóm trên đến trường nhóm dưới đang chờ thí sinh lựa chọn.
Trường nhóm trên vẫn “vớt” nguyện vọng 2
Ngay cả một trường đại học đình đám là Đại học Ngoại thương cũng tìm kiếm thí sinh nguyện vọng 2 cho cả hệ đại học và cao đẳng. Hệ đại học, trường tuyển thí sinh cho ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị du lịch và khách sạn với 140 chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là 21 điểm với khối A và 19 điểm với các khối D 1,2,3,4,6, trong đó môn ngoại ngữ tính hệ số 1.
Ở hệ cao đẳng, Đại học Ngoại thương tuyển 100 cho ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Điểm xét tuyển là 18 điểm với khối A và 17 điểm với khối D.
Có thể thấy, mức điểm xét tuyển này là rất cao, ngang bằng, thậm chí cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của nhiều trường đại học khác.
Giống như Đại học Ngoại thương, Học viện Bưu chính viễn thông cũng tuyển nguyện vọng 2 cả hệ đại học và cao đẳng với mức điểm tương đương nhưng chỉ tiêu lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, ở hệ đại học tuyển 700 chỉ tiêu cho 5 ngành, ngưỡng điểm 16 – 18 điểm. Cụ thể, ngành Điện tử - truyền thông, Công nghệ thông tin và Kế toán lấy 17 điểm. Ngành Điện - điện tử, Quản trị kinh doanh 16 điểm. Riêng Quản trị kinh doanh và Kế toán tuyển thêm khối D, điểm xét tuyển là 17, 18 điểm.
Hệ cao đẳng tuyển 500 chỉ tiêu với 4 ngành Điện tử- truyền thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, tuyển thí sinh khối A từ 11 điểm trở lên.
Ngay từ khi kỳ thi tuyển sinh đại học còn chưa bắt đầu, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông đã khẳng định trường sẽ dành nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng 2. Theo ông Lập, việc lấy điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao lên sẽ giúp trường nâng cao chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó, là một trường có uy tín nên khi đăng tuyển nguyện vọng 2, Học viện sẽ “săn” được những thí sinh có điểm thi đại học cao nhưng trót đăng ký vào những ngành có điểm chuẩn quá cao nên vẫn trượt nguyện vọng 1. “Với quan điểm đó, năm nào chúng tôi cũng tuyển nguyện vọng 2”, ông Lập chia sẻ.
Rộng cửa cho thí sinh
Trong khi các trường nhóm trên xét tuyển với điểm số khá cao thì nhiều trường nhóm giữa và nhóm dưới chỉ xét tuyển bằng điểm sàn của Bô Giáo dục và Đào tạo, từ 13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối B, C, mức điểm xét tuyển thấp nhất.
Có số lượng tuyển nguyện vọng 2 khổng lồ nhất là Đại học Thái Nguyên với trên 5.000 chỉ tiêu cho 91 ngành học. Đại học Thái Nguyên có 9 trường đại học và khoa thành viên và hầu hết các trường đều tuyển nguyện vọng 2. Trong đó, các trường Trường Đại học Khoa học (556 chỉ tiêu), Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (862 chỉ tiêu), Trường Đại học Nông lâm (557 chỉ tiêu), Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (1.611 chỉ tiêu) đều nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng điểm sàn của Bộ Giáo dục. Để biết thêm thông tin chi tiết về ngành tuyển, điểm xét tuyển và chỉ tiêu từng ngành, thí sinh có thể tra cứu trên cổng thông tin điện tử của trường tại địa chỉ www.tnu.edu.vn.
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tuyển 950 chỉ tiêu nguyện vọng 2. Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại hoc Quốc gia Hà Nội có 425 chỉ tiêu tuyển nguyện vọng 2 vào 11 ngành đào tạo, trong đó ngành tuyển nhiều nhất là Toán học với 80 chỉ tiêu, tiếp đến là Toán- Tin ứng dụng với 70 chỉ tiêu. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là tổng điểm thi tuyển sinh bằng điểm chuẩn nguyện vọng 1 của ngành xin xét tuyển.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội dành 840 chỉ tiêu nguyện vọng, trong đó có 440 chỉ tiêu cho năm ngành đào tạo hệ đại học, 400 chỉ tiêu cho bốn ngành đào tạo hệ cao đẳng.
Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển nguyện vọng 2 cho ba ngành đào tạo với 116 chỉ tiêu, gồm Vật lý kỹ thuật (41 chỉ tiêu), Cơ học kỹ thuật (38 chỉ tiêu), Công nghệ Cơ điện tử (37 chỉ tiêu). Trường xét tuyển khối A, điểm xét tuyển từ 16, 17 điểm tùy từng ngành.
Ngoài ra, còn hàng loạt trường đại học công lập khác cũng công bố xét tuyển nguyện vọng 2 như Đại học Phòng cháy chữa cháy, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên…
Riêng với khối các trường ngoài công lập, hầu hết các trường đều xét tuyển nguyện vọng 2 với chỉ tiêu rất lớn trong khi điểm xét tuyển lại khá khiêm tốn, chủ yếu bằng điểm sàn.
Với số lượng chỉ tiêu lớn, số lượng ngành tuyển phong phú, cơ hội đỗ đại học cho thí sinh ở nguyện vọng 2 là rất lớn.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ kéo dài từ hôm nay cho đến hết ngày 20/9. Sau thời điểm này, các trường sẽ công bố điểm chuẩn nguyện vọng 2 và nếu vẫn chưa đủ chỉ tiêu sẽ tuyển thêm nguyện vọng 3./.
Trường nhóm trên vẫn “vớt” nguyện vọng 2
Ngay cả một trường đại học đình đám là Đại học Ngoại thương cũng tìm kiếm thí sinh nguyện vọng 2 cho cả hệ đại học và cao đẳng. Hệ đại học, trường tuyển thí sinh cho ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị du lịch và khách sạn với 140 chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là 21 điểm với khối A và 19 điểm với các khối D 1,2,3,4,6, trong đó môn ngoại ngữ tính hệ số 1.
Ở hệ cao đẳng, Đại học Ngoại thương tuyển 100 cho ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Điểm xét tuyển là 18 điểm với khối A và 17 điểm với khối D.
Có thể thấy, mức điểm xét tuyển này là rất cao, ngang bằng, thậm chí cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của nhiều trường đại học khác.
Giống như Đại học Ngoại thương, Học viện Bưu chính viễn thông cũng tuyển nguyện vọng 2 cả hệ đại học và cao đẳng với mức điểm tương đương nhưng chỉ tiêu lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, ở hệ đại học tuyển 700 chỉ tiêu cho 5 ngành, ngưỡng điểm 16 – 18 điểm. Cụ thể, ngành Điện tử - truyền thông, Công nghệ thông tin và Kế toán lấy 17 điểm. Ngành Điện - điện tử, Quản trị kinh doanh 16 điểm. Riêng Quản trị kinh doanh và Kế toán tuyển thêm khối D, điểm xét tuyển là 17, 18 điểm.
Hệ cao đẳng tuyển 500 chỉ tiêu với 4 ngành Điện tử- truyền thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, tuyển thí sinh khối A từ 11 điểm trở lên.
Ngay từ khi kỳ thi tuyển sinh đại học còn chưa bắt đầu, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông đã khẳng định trường sẽ dành nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng 2. Theo ông Lập, việc lấy điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao lên sẽ giúp trường nâng cao chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó, là một trường có uy tín nên khi đăng tuyển nguyện vọng 2, Học viện sẽ “săn” được những thí sinh có điểm thi đại học cao nhưng trót đăng ký vào những ngành có điểm chuẩn quá cao nên vẫn trượt nguyện vọng 1. “Với quan điểm đó, năm nào chúng tôi cũng tuyển nguyện vọng 2”, ông Lập chia sẻ.
Rộng cửa cho thí sinh
Trong khi các trường nhóm trên xét tuyển với điểm số khá cao thì nhiều trường nhóm giữa và nhóm dưới chỉ xét tuyển bằng điểm sàn của Bô Giáo dục và Đào tạo, từ 13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối B, C, mức điểm xét tuyển thấp nhất.
Có số lượng tuyển nguyện vọng 2 khổng lồ nhất là Đại học Thái Nguyên với trên 5.000 chỉ tiêu cho 91 ngành học. Đại học Thái Nguyên có 9 trường đại học và khoa thành viên và hầu hết các trường đều tuyển nguyện vọng 2. Trong đó, các trường Trường Đại học Khoa học (556 chỉ tiêu), Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (862 chỉ tiêu), Trường Đại học Nông lâm (557 chỉ tiêu), Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (1.611 chỉ tiêu) đều nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng điểm sàn của Bộ Giáo dục. Để biết thêm thông tin chi tiết về ngành tuyển, điểm xét tuyển và chỉ tiêu từng ngành, thí sinh có thể tra cứu trên cổng thông tin điện tử của trường tại địa chỉ www.tnu.edu.vn.
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tuyển 950 chỉ tiêu nguyện vọng 2. Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại hoc Quốc gia Hà Nội có 425 chỉ tiêu tuyển nguyện vọng 2 vào 11 ngành đào tạo, trong đó ngành tuyển nhiều nhất là Toán học với 80 chỉ tiêu, tiếp đến là Toán- Tin ứng dụng với 70 chỉ tiêu. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là tổng điểm thi tuyển sinh bằng điểm chuẩn nguyện vọng 1 của ngành xin xét tuyển.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội dành 840 chỉ tiêu nguyện vọng, trong đó có 440 chỉ tiêu cho năm ngành đào tạo hệ đại học, 400 chỉ tiêu cho bốn ngành đào tạo hệ cao đẳng.
Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển nguyện vọng 2 cho ba ngành đào tạo với 116 chỉ tiêu, gồm Vật lý kỹ thuật (41 chỉ tiêu), Cơ học kỹ thuật (38 chỉ tiêu), Công nghệ Cơ điện tử (37 chỉ tiêu). Trường xét tuyển khối A, điểm xét tuyển từ 16, 17 điểm tùy từng ngành.
Ngoài ra, còn hàng loạt trường đại học công lập khác cũng công bố xét tuyển nguyện vọng 2 như Đại học Phòng cháy chữa cháy, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên…
Riêng với khối các trường ngoài công lập, hầu hết các trường đều xét tuyển nguyện vọng 2 với chỉ tiêu rất lớn trong khi điểm xét tuyển lại khá khiêm tốn, chủ yếu bằng điểm sàn.
Với số lượng chỉ tiêu lớn, số lượng ngành tuyển phong phú, cơ hội đỗ đại học cho thí sinh ở nguyện vọng 2 là rất lớn.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ kéo dài từ hôm nay cho đến hết ngày 20/9. Sau thời điểm này, các trường sẽ công bố điểm chuẩn nguyện vọng 2 và nếu vẫn chưa đủ chỉ tiêu sẽ tuyển thêm nguyện vọng 3./.
Phạm Mai (Vietnam+)