Với chiến lược phát triển ở nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu trong nước có thể sẽ ảm đạm, hãng bia Kirin Holdings của Nhật Bản vừa thông báo sẽ mua lại một công ty sở hữu cổ phần lớn trong hãng bia Schincariol của Brazi với giá 198,8 tỷ yen (2,56 tỷ USD).
Schincariol là hãng sản xuất bia lớn thứ hai và sản xuất nước ngọt có ga lớn thứ ba Brazil, được biết đến với các thương hiệu Nova Schin, Devassa Bem Loura, Glacial, Baden Baden và Eisenbahn. Schincariol hiện sử dụng gần 10.000 lao động và đã đạt doanh số bán 2,85 tỷ real (1,82 tỷ USD) năm 2010.
Kirin Holdings có trụ sở tại Tokyo cho biết việc mua lại Aleadri-Schinni Participacoes e Representacoes S.A. - công ty nắm 50,45% cổ phiếu của Công ty gia đình Schincariol - sẽ giúp Kirin tiến bước vững vàng vào thị trường rộng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao như Brazil.
Thương vụ 3,95 tỷ yen này là vụ mua bán mới nhất trong hàng loạt thương vụ mà các hãng đồ uống Nhật Bản thực hiện, nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, giúp bù đắp nhu cầu đi xuống trong nước, trong bối cảnh đồng yên mạnh đang khiến các hãng xuất khẩu Nhật Bản gặp muôn vàn khó khăn.
Mặc dù Chủ tịch Kirin, Senji Miyake, từ chối trả lời báo giới về việc đồng yên mạnh có thể đứng đằng sau thương vụ của Kirin ở Braxin, song động thái này đương nhiên sẽ giúp Kirin tránh được tác động đối với hoạt động xuất khẩu khi tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất tại thị trường bia và nước giải khát có giá trị vào khoảng 3.000 tỷ yen mỗi năm của Brazil.
Trong thông cáo mới nhất, hãng Kirin khẳng định thị trường bia và nước giải khát của Brazil sẽ tăng trưởng vững vàng cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ tăng dân số và tăng thu nhập bình quân đầu người của Brazil.
Trong khi đó, hãng xếp hạng tín dụng Moody's của Mỹ thông báo đã xếp Kirin vào danh sách xem xét lại đánh giá tín dụng, vì theo họ, thương vụ trên có thể làm yếu thứ hạng tín dụng của hãng này vì Kirin chỉ có kinh nghiệm rất hạn chế tại thị trường Brazil, từ lâu nay bị thống trị bởi AmBev, hãng bia đã sáp nhập với Interbrew của Bỉ năm 2005 và sau đó thôn tính thương hiệu Anheuser-Busch năm 2008, để trở thành hãng bia lớn nhất thế giới./.
Schincariol là hãng sản xuất bia lớn thứ hai và sản xuất nước ngọt có ga lớn thứ ba Brazil, được biết đến với các thương hiệu Nova Schin, Devassa Bem Loura, Glacial, Baden Baden và Eisenbahn. Schincariol hiện sử dụng gần 10.000 lao động và đã đạt doanh số bán 2,85 tỷ real (1,82 tỷ USD) năm 2010.
Kirin Holdings có trụ sở tại Tokyo cho biết việc mua lại Aleadri-Schinni Participacoes e Representacoes S.A. - công ty nắm 50,45% cổ phiếu của Công ty gia đình Schincariol - sẽ giúp Kirin tiến bước vững vàng vào thị trường rộng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao như Brazil.
Thương vụ 3,95 tỷ yen này là vụ mua bán mới nhất trong hàng loạt thương vụ mà các hãng đồ uống Nhật Bản thực hiện, nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, giúp bù đắp nhu cầu đi xuống trong nước, trong bối cảnh đồng yên mạnh đang khiến các hãng xuất khẩu Nhật Bản gặp muôn vàn khó khăn.
Mặc dù Chủ tịch Kirin, Senji Miyake, từ chối trả lời báo giới về việc đồng yên mạnh có thể đứng đằng sau thương vụ của Kirin ở Braxin, song động thái này đương nhiên sẽ giúp Kirin tránh được tác động đối với hoạt động xuất khẩu khi tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất tại thị trường bia và nước giải khát có giá trị vào khoảng 3.000 tỷ yen mỗi năm của Brazil.
Trong thông cáo mới nhất, hãng Kirin khẳng định thị trường bia và nước giải khát của Brazil sẽ tăng trưởng vững vàng cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ tăng dân số và tăng thu nhập bình quân đầu người của Brazil.
Trong khi đó, hãng xếp hạng tín dụng Moody's của Mỹ thông báo đã xếp Kirin vào danh sách xem xét lại đánh giá tín dụng, vì theo họ, thương vụ trên có thể làm yếu thứ hạng tín dụng của hãng này vì Kirin chỉ có kinh nghiệm rất hạn chế tại thị trường Brazil, từ lâu nay bị thống trị bởi AmBev, hãng bia đã sáp nhập với Interbrew của Bỉ năm 2005 và sau đó thôn tính thương hiệu Anheuser-Busch năm 2008, để trở thành hãng bia lớn nhất thế giới./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)