Ngày 9/10, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đã chấm dứt liên doanh với tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ Bharti Enterprises, đồng thời cho biết sẽ mua lại cổ phần của Bharti Enterprises để tiếp tục điều hành chuỗi 20 cửa hàng kinh doanh trên khắp Ấn Độ với tên gọi Best Price Modern Wholesale.
Ông Scott Price, Giám đốc điều hành Wal-Mart tại khu vực châu Á, cho rằng trở ngại quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ nước ngoài khi hoạt động tại thị trường Ấn Độ là quy định của luật pháp sở tại bắt buộc các nhà bán lẻ nước ngoài phải mua 30% sản phẩm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương.
Theo ông Price, hiện có rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ đáp ứng được quy mô sản xuất đủ lớn theo nhu cầu của các hãng bán lẻ lớn, do đó gây khó khăn không nhỏ cho các hãng bán lẻ nước ngoài trong việc mở rộng mạng lưới cửa hàng tại các địa phương của Ấn Độ.
Ấn Độ mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2012, trong đó có việc cho phép họ mở cửa hàng ở các thành phố dưới 1 triệu dân. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc gắn các điều kiện ràng buộc về tỷ lệ sản phẩm nội địa đã cản trở các công ty nước ngoài xâm nhập sâu vào lĩnh vực này.
Luật pháp Ấn Độ quy định các công ty nước ngoài có năm năm để đạt mục tiêu sử dụng 30% sản phẩm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương. Trong thời hạn này, họ có thể nhập khẩu các sản phẩm thay thế từ nước ngoài.
Với dân số 1,2 tỷ người, Ấn Độ được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thế giới, nhất là khi ngành bán lẻ nước này còn chưa thực sự phát triển./.
Ông Scott Price, Giám đốc điều hành Wal-Mart tại khu vực châu Á, cho rằng trở ngại quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ nước ngoài khi hoạt động tại thị trường Ấn Độ là quy định của luật pháp sở tại bắt buộc các nhà bán lẻ nước ngoài phải mua 30% sản phẩm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương.
Theo ông Price, hiện có rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ đáp ứng được quy mô sản xuất đủ lớn theo nhu cầu của các hãng bán lẻ lớn, do đó gây khó khăn không nhỏ cho các hãng bán lẻ nước ngoài trong việc mở rộng mạng lưới cửa hàng tại các địa phương của Ấn Độ.
Ấn Độ mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2012, trong đó có việc cho phép họ mở cửa hàng ở các thành phố dưới 1 triệu dân. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc gắn các điều kiện ràng buộc về tỷ lệ sản phẩm nội địa đã cản trở các công ty nước ngoài xâm nhập sâu vào lĩnh vực này.
Luật pháp Ấn Độ quy định các công ty nước ngoài có năm năm để đạt mục tiêu sử dụng 30% sản phẩm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương. Trong thời hạn này, họ có thể nhập khẩu các sản phẩm thay thế từ nước ngoài.
Với dân số 1,2 tỷ người, Ấn Độ được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thế giới, nhất là khi ngành bán lẻ nước này còn chưa thực sự phát triển./.
(TTXVN)