Hai cựu nhân viên của Apple đã tố nhà sản xuất iPhone trong một vụ kiện nhân viên các của hàng bán lẻ của hãng này đã phải mất rất nhiều thời gian cho kiểm tra an ninh để được ra khỏi cửa hàng khi hết giờ làm và họ đòi phải được bồi thường.
Theo đơn kiện của hai cựu nhân viên trên nộp cho Tòa án Liên bang ở San Francisco, ngày 25/7, đi qua máy quét an ninh hoặc lục túi là một thủ tục an ninh được Apple áp dụng tại các cửa hàng bán lẻ của mình để ngăn chặn các hành vi trộm cắp, đang bị cho là áp dụng dụng quá cứng nhắc.
Hình thức này được áp dụng cho bất cứ nhân viên của cửa hàng mỗi khi ra khỏi cửa hàng, kể cả trong giờ ăn trưa. Tuy nhiên, việc kiểm tra an ninh quá rườm rà khiến thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bị rút ngắn, thậm chí không đủ thời gian ăn trưa.
[Apple lại bị cáo buộc lạm dụng lao động ở Trung Quốc]
Các nguyên đơn muốn tòa án buộc Apple phải trả tiền lương thêm giờ họ phải trải qua các khâu kiểm tra an ninh, đồng thời ra các án phạt với "Quả táo" vì những thủ tục an ninh rườm rà ở các cửa hàng của hãng trên khắp nước Mỹ.
Hai nguyên đơn cho biết họ đã làm việc cho Apple trong nhiều năm, từ California đến Georgia và Florida.
Các vụ kiện từ trong hàng ngũ của Apple là rất hiếm, một phần vì hãng này được biết đến để với khả năng điều khiển được sự trung thành của người lao động. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, một nhân viên bán thời gian tại một cửa hàng Apple ở San Francisco đã tìm cách hình thành một liên minh để đấu tranh cải thiện tiền lương, các quyền lợi và giải quyết những gì ông gọi là không công bằng trong hoạt động ở các cửa hàng bán lẻ của hãng.
Thời gian gần đây, Apple luôn phải chịu "búa rìu dư luận" vì những hoạt động lạm dụng lao động trong các nhà máy lắp ráp thiết bị của hãng ở Trung Quốc.
Gần đây nhất, Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc có trụ sở ở New York, hôm 29/7 đã công bố một báo cáo cho thấy "Gã khổng lồ công nghệ" của Mỹ, Apple đã lạm dụng lao động ở Trung Quốc.
Tổ chức này tố Apple có các hành vi sai trái bao gồm ăn bớt lương nhân viên, vi phạm quy định thời gian làm việc và hành vi vi phạm môi trường làm việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị của hãng ở Trung Quốc do Pegatron Corp, một nhà thầu Đài Loan của Apple điều hành./.
Theo đơn kiện của hai cựu nhân viên trên nộp cho Tòa án Liên bang ở San Francisco, ngày 25/7, đi qua máy quét an ninh hoặc lục túi là một thủ tục an ninh được Apple áp dụng tại các cửa hàng bán lẻ của mình để ngăn chặn các hành vi trộm cắp, đang bị cho là áp dụng dụng quá cứng nhắc.
Hình thức này được áp dụng cho bất cứ nhân viên của cửa hàng mỗi khi ra khỏi cửa hàng, kể cả trong giờ ăn trưa. Tuy nhiên, việc kiểm tra an ninh quá rườm rà khiến thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bị rút ngắn, thậm chí không đủ thời gian ăn trưa.
[Apple lại bị cáo buộc lạm dụng lao động ở Trung Quốc]
Các nguyên đơn muốn tòa án buộc Apple phải trả tiền lương thêm giờ họ phải trải qua các khâu kiểm tra an ninh, đồng thời ra các án phạt với "Quả táo" vì những thủ tục an ninh rườm rà ở các cửa hàng của hãng trên khắp nước Mỹ.
Hai nguyên đơn cho biết họ đã làm việc cho Apple trong nhiều năm, từ California đến Georgia và Florida.
Các vụ kiện từ trong hàng ngũ của Apple là rất hiếm, một phần vì hãng này được biết đến để với khả năng điều khiển được sự trung thành của người lao động. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, một nhân viên bán thời gian tại một cửa hàng Apple ở San Francisco đã tìm cách hình thành một liên minh để đấu tranh cải thiện tiền lương, các quyền lợi và giải quyết những gì ông gọi là không công bằng trong hoạt động ở các cửa hàng bán lẻ của hãng.
Thời gian gần đây, Apple luôn phải chịu "búa rìu dư luận" vì những hoạt động lạm dụng lao động trong các nhà máy lắp ráp thiết bị của hãng ở Trung Quốc.
Gần đây nhất, Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc có trụ sở ở New York, hôm 29/7 đã công bố một báo cáo cho thấy "Gã khổng lồ công nghệ" của Mỹ, Apple đã lạm dụng lao động ở Trung Quốc.
Tổ chức này tố Apple có các hành vi sai trái bao gồm ăn bớt lương nhân viên, vi phạm quy định thời gian làm việc và hành vi vi phạm môi trường làm việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị của hãng ở Trung Quốc do Pegatron Corp, một nhà thầu Đài Loan của Apple điều hành./.
Việt Đức (Vietnam+)