Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/7 cho biết chính phủ nước này sẽ tái áp đặt lệnh cấm vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển đối với mọi giao dịch thương mại ủy thác của các công ty Hàn Quốc có quan hệ làm ăn với Triều Tiên.
Dự kiến, lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/8 tới.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc ngày 24/5 đã cấm tất cả các chuyến tàu biển chở hàng đến Triều Tiên, coi đây là một phần của "hành động trừng phạt" đối với Bình Nhưỡng trước cáo buộc là thủ phạm gây ra vụ đắm tàu Cheonan hồi cuối tháng Ba.
Theo thống kê chưa chính thức, hiện có khoảng 500 công ty Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh tại Triều Tiên dưới hình thức thương mại ủy thác. Các công ty Hàn Quốc vận chuyển đến Bình Nhưỡng nguyên liệu thô và đưa về nước hàng hóa thành phẩm.
Lệnh cấm trên của Seoul đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của giới doanh nghiệp Hàn Quốc ở Khu công nghiệp Keasong, Triều Tiên. Hiện Hàn Quốc có 120 doanh nghiệp hoạt động tại khu vực này vì chi phí thuê cơ sở hạ tầng rất thấp và giá thuê nhân công rẻ.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã gửi kiến nghị yêu cầu chính phủ tạm thời không áp dụng lệnh cấm đối với những hợp đồng đã được các bên ký kết trước ngày 24/5.
Trong một diễn biến khác, ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết Trợ lý Ngoại trưởng nước này, ông Hồ Chính Dược dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đang ở thăm Triều Tiên. Đây là chuyến thăm trao đổi bình thường giữa bộ ngoại giao hai nước, với nội dung làm việc tập trung vào quan hệ song phương.
Trong khi đó, ông Robert Einhorn, Cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, dự kiến sẽ thăm Seoul ngày 31/7 hoặc 1/8. Trong chuyến thăm, ông Robert dự kiến gặp Ngoại trưởng nước chủ nhà Yu Myung-hwan và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Wi Sung-lac.
Truyền thông Trung Quốc ngày 27/7 đưa tin nước này vừa tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn gần biển Hoàng Hải, phía Tây bán đảo Triều Tiên. Đơn vị tên lửa chiến lược của Quân khu Nam Kinh đã diễn tập bắn đạn thật và sử dụng tên lửa tầm xa. Tham gia tập trận còn có máy bay trinh sát không người lái và các loại rađa hiện đại.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức diễn tập với loại tên lửa này, một hành động mà giới quan sát cho là nhằm đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đang diễn ra trên Biển Nhật Bản, phía Đông bán đảo Triều Tiên./.
Dự kiến, lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/8 tới.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc ngày 24/5 đã cấm tất cả các chuyến tàu biển chở hàng đến Triều Tiên, coi đây là một phần của "hành động trừng phạt" đối với Bình Nhưỡng trước cáo buộc là thủ phạm gây ra vụ đắm tàu Cheonan hồi cuối tháng Ba.
Theo thống kê chưa chính thức, hiện có khoảng 500 công ty Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh tại Triều Tiên dưới hình thức thương mại ủy thác. Các công ty Hàn Quốc vận chuyển đến Bình Nhưỡng nguyên liệu thô và đưa về nước hàng hóa thành phẩm.
Lệnh cấm trên của Seoul đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của giới doanh nghiệp Hàn Quốc ở Khu công nghiệp Keasong, Triều Tiên. Hiện Hàn Quốc có 120 doanh nghiệp hoạt động tại khu vực này vì chi phí thuê cơ sở hạ tầng rất thấp và giá thuê nhân công rẻ.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã gửi kiến nghị yêu cầu chính phủ tạm thời không áp dụng lệnh cấm đối với những hợp đồng đã được các bên ký kết trước ngày 24/5.
Trong một diễn biến khác, ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết Trợ lý Ngoại trưởng nước này, ông Hồ Chính Dược dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đang ở thăm Triều Tiên. Đây là chuyến thăm trao đổi bình thường giữa bộ ngoại giao hai nước, với nội dung làm việc tập trung vào quan hệ song phương.
Trong khi đó, ông Robert Einhorn, Cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, dự kiến sẽ thăm Seoul ngày 31/7 hoặc 1/8. Trong chuyến thăm, ông Robert dự kiến gặp Ngoại trưởng nước chủ nhà Yu Myung-hwan và Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Wi Sung-lac.
Truyền thông Trung Quốc ngày 27/7 đưa tin nước này vừa tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn gần biển Hoàng Hải, phía Tây bán đảo Triều Tiên. Đơn vị tên lửa chiến lược của Quân khu Nam Kinh đã diễn tập bắn đạn thật và sử dụng tên lửa tầm xa. Tham gia tập trận còn có máy bay trinh sát không người lái và các loại rađa hiện đại.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức diễn tập với loại tên lửa này, một hành động mà giới quan sát cho là nhằm đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đang diễn ra trên Biển Nhật Bản, phía Đông bán đảo Triều Tiên./.
(TTXVN/Vietnam+)