Ngày 2/8, Hội đồng Hòa giải và Hợp tác Triều Tiên (KCRC), một nhóm dân sự của Hàn Quốc, đã gửi 300 tấn bột mỳ giúp đỡ người dân Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Đây là đợt viện trợ thứ hai trong khuôn khổ một loạt các chuyến hàng sẽ được gửi đến Triều Tiên hàng tuần đáp ứng lời kêu gọi viện trợ từ Bình Nhưỡng.
Trước đó ngày 26/7, KCRC đã gửi một chuyến hàng tương tự trong đợt viện trợ đầu tiên kể từ sau vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm bốn người thiệt mạng hồi tháng 11/2010.
Người phát ngôn KCRC cho biết từ nay đến cuối tháng Tám, tổ chức này dự định mỗi tuần sẽ chuyển một lượng viện trợ tương tự để cung cấp cho Triều Tiên tổng cộng 2.500 tấn bột mỳ. Số lương thực này sẽ được phân phát tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các trại mồ côi ở thành phố Sariwon ở Tây Nam Triều Tiên.
Năm 2008, Hàn Quốc đã ngừng một một chuyến tàu viện trợ của chính phủ chở 400.000 tấn gạo cho miền Bắc vì quan hệ liên Triều xấu đi sau khi chính phủ bảo thủ lên cầm quyền ở Seoul. Sau đó, chính quyền Hàn Quốc vẫn cho phép một số nhóm dân sự tiếp tục gửi viện trợ cho Triều Tiên, nhưng sau vụ đấu pháo nói trên, việc viện trợ lương thực của các nhóm này cũng đã bị đình chỉ.
Các cơ quan của Liên hợp quốc ước tính khoảng 6 triệu người Triều Tiên hiện đang cần lương thực khẩn cấp, trong khi Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng trước thông báo sẽ chuyển viện trợ lương thực khẩn cấp, trị giá 10 triệu euro, để giúp 650.000 người dân nước này thoát khỏi nguy cơ bị đói.
Trong một diễn biến khác, các chuyên gia của Mỹ kêu gọi chính quyền nước này nên tiếp tục đối thoại với Triều Tiên để hai bên hiểu được quan điểm của nhau. Giáo sư Donald Zagoria, thuộc Ủy ban quốc gia về chính sách đối ngoại Mỹ (NCAFP), cho rằng cuộc đối thoại như vậy có lợi nhiều hơn đối đầu hay khước từ đối thoại.
Trong khi đó, ông Evans Revere, người từng là nhà đàm phán của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, cũng cho rằng các cuộc gặp song phương sẽ giúp hai bên hiểu rõ quan điểm của nhau.
Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi kết thúc hai ngày đàm phán tại New York giữa một nhóm chuyên gia Mỹ với một phái đoàn Triều Tiên, trong đó hai bên thảo luận về mọi vấn đề, từ hạt nhân tới sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Triều. Hai bên đều đánh giá cuộc đối thoại này là "mang tính xây dựng"./.
Đây là đợt viện trợ thứ hai trong khuôn khổ một loạt các chuyến hàng sẽ được gửi đến Triều Tiên hàng tuần đáp ứng lời kêu gọi viện trợ từ Bình Nhưỡng.
Trước đó ngày 26/7, KCRC đã gửi một chuyến hàng tương tự trong đợt viện trợ đầu tiên kể từ sau vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm bốn người thiệt mạng hồi tháng 11/2010.
Người phát ngôn KCRC cho biết từ nay đến cuối tháng Tám, tổ chức này dự định mỗi tuần sẽ chuyển một lượng viện trợ tương tự để cung cấp cho Triều Tiên tổng cộng 2.500 tấn bột mỳ. Số lương thực này sẽ được phân phát tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các trại mồ côi ở thành phố Sariwon ở Tây Nam Triều Tiên.
Năm 2008, Hàn Quốc đã ngừng một một chuyến tàu viện trợ của chính phủ chở 400.000 tấn gạo cho miền Bắc vì quan hệ liên Triều xấu đi sau khi chính phủ bảo thủ lên cầm quyền ở Seoul. Sau đó, chính quyền Hàn Quốc vẫn cho phép một số nhóm dân sự tiếp tục gửi viện trợ cho Triều Tiên, nhưng sau vụ đấu pháo nói trên, việc viện trợ lương thực của các nhóm này cũng đã bị đình chỉ.
Các cơ quan của Liên hợp quốc ước tính khoảng 6 triệu người Triều Tiên hiện đang cần lương thực khẩn cấp, trong khi Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng trước thông báo sẽ chuyển viện trợ lương thực khẩn cấp, trị giá 10 triệu euro, để giúp 650.000 người dân nước này thoát khỏi nguy cơ bị đói.
Trong một diễn biến khác, các chuyên gia của Mỹ kêu gọi chính quyền nước này nên tiếp tục đối thoại với Triều Tiên để hai bên hiểu được quan điểm của nhau. Giáo sư Donald Zagoria, thuộc Ủy ban quốc gia về chính sách đối ngoại Mỹ (NCAFP), cho rằng cuộc đối thoại như vậy có lợi nhiều hơn đối đầu hay khước từ đối thoại.
Trong khi đó, ông Evans Revere, người từng là nhà đàm phán của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, cũng cho rằng các cuộc gặp song phương sẽ giúp hai bên hiểu rõ quan điểm của nhau.
Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi kết thúc hai ngày đàm phán tại New York giữa một nhóm chuyên gia Mỹ với một phái đoàn Triều Tiên, trong đó hai bên thảo luận về mọi vấn đề, từ hạt nhân tới sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Triều. Hai bên đều đánh giá cuộc đối thoại này là "mang tính xây dựng"./.
(TTXVN/Vietnam+)