Theo Thời báo Hàn Quốc, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới và tỷ lệ sinh cũng vào loại thấp nhất thế giới, song song với việc giảm số lượng các cuộc kết hôn.
Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia cho thấy trong năm 2009, tự tử là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ tư ở Hàn Quốc sau bệnh ung thư, bệnh não và bệnh tim. Theo cơ quan chức năng, số trường hợp tự tử không thành còn cao gấp 8 đến 10 lần con số chết.
Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ lệ tự tử của Hàn Quốc năm 2008 đứng ở mức 24,3 trên 100.000 người, mức cao nhất trong tổng số 30 quốc gia công nghiệp hóa. Thống kê cũng cho thấy số trường hợp tự tử ở Hàn Quốc đã gia tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua.
Trong cuộc điều tra năm 2009, có tới 7/10 người Hàn Quốc được hỏi phàn nàn rằng họ luôn bận rộn và luôn thiếu thốn thời gian cho các hoạt động của cuộc sống.
Nếu nhìn ở góc độ tích cực, người ta sẽ cho rằng những người Hàn Quốc đang sống và làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh tiêu cực, có thể thấy cuộc sống của họ vô cùng tẻ nhạt và áp lực, còn lâu mới đạt đến chuẩn mực của từ "hạnh phúc."
Vào thập niên 1960 của thế kỷ trước, khi người Hàn Quốc xếp trong hàng các quốc gia nghèo đói, tỷ lệ tự tử chỉ thấp như ở các nước có chỉ số lạc quan cao của châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp.
Đó chính là bằng chứng cho thấy những gì người Hàn Quốc đã trải qua và những gì họ đã phải hy sinh để làm nên "Kỳ tích sông Hàn," biến một nước nghèo đói tiến lên trở thành quốc gia thuộc tốp 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ trong khoảng thời gian của một thế hệ.
Tuy nhiên, ở đỉnh cao kinh tế, Hàn Quốc đang tiếp tục phải chịu áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng và vì thế người Hàn Quốc vốn từ lâu nổi tiếng là chỉ biết làm việc mà không vui chơi. Nhiều người Hàn Quốc tự cho rằng họ đang tồn tại chứ không phải là đang sống. Theo báo giới, người Hàn Quốc có lẽ cần phải suy ngẫm lại về khái niệm cơ bản của các từ như "thành công," "hạnh phúc" và "cuộc sống".
Giới chuyên môn cho rằng tự sát phần lớn xuất phát từ triệu chứng suy nhược. Vì thế, có thể phát hiện, điều trị và ngăn chặn được vấn nạn này với sự quan tâm của người thân, gia đình và xã hội./.
Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia cho thấy trong năm 2009, tự tử là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ tư ở Hàn Quốc sau bệnh ung thư, bệnh não và bệnh tim. Theo cơ quan chức năng, số trường hợp tự tử không thành còn cao gấp 8 đến 10 lần con số chết.
Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ lệ tự tử của Hàn Quốc năm 2008 đứng ở mức 24,3 trên 100.000 người, mức cao nhất trong tổng số 30 quốc gia công nghiệp hóa. Thống kê cũng cho thấy số trường hợp tự tử ở Hàn Quốc đã gia tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua.
Trong cuộc điều tra năm 2009, có tới 7/10 người Hàn Quốc được hỏi phàn nàn rằng họ luôn bận rộn và luôn thiếu thốn thời gian cho các hoạt động của cuộc sống.
Nếu nhìn ở góc độ tích cực, người ta sẽ cho rằng những người Hàn Quốc đang sống và làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh tiêu cực, có thể thấy cuộc sống của họ vô cùng tẻ nhạt và áp lực, còn lâu mới đạt đến chuẩn mực của từ "hạnh phúc."
Vào thập niên 1960 của thế kỷ trước, khi người Hàn Quốc xếp trong hàng các quốc gia nghèo đói, tỷ lệ tự tử chỉ thấp như ở các nước có chỉ số lạc quan cao của châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp.
Đó chính là bằng chứng cho thấy những gì người Hàn Quốc đã trải qua và những gì họ đã phải hy sinh để làm nên "Kỳ tích sông Hàn," biến một nước nghèo đói tiến lên trở thành quốc gia thuộc tốp 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ trong khoảng thời gian của một thế hệ.
Tuy nhiên, ở đỉnh cao kinh tế, Hàn Quốc đang tiếp tục phải chịu áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng và vì thế người Hàn Quốc vốn từ lâu nổi tiếng là chỉ biết làm việc mà không vui chơi. Nhiều người Hàn Quốc tự cho rằng họ đang tồn tại chứ không phải là đang sống. Theo báo giới, người Hàn Quốc có lẽ cần phải suy ngẫm lại về khái niệm cơ bản của các từ như "thành công," "hạnh phúc" và "cuộc sống".
Giới chuyên môn cho rằng tự sát phần lớn xuất phát từ triệu chứng suy nhược. Vì thế, có thể phát hiện, điều trị và ngăn chặn được vấn nạn này với sự quan tâm của người thân, gia đình và xã hội./.
Khánh Vân/Seoul (Vietnam+)