Đài KBS của Hàn Quốc đêm 27/11 đưa tin nước này vừa trở thành thành viên thứ 24 của Ủy ban viện trợ phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Là quốc gia châu Á thứ hai tham gia “Câu lạc bộ các nhà tài trợ” vốn chiếm 90% tổng viện trợ toàn cầu (sau Nhật Bản), Hàn Quốc sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thành viên từ 1/1/2010.
DAC được xem là 1 trong 3 ủy ban quan trọng nhất của OECD (gồm 25 ủy ban).
Tiêu chí cho các nước muốn gia nhập DAC là phải có các chương trình viện trợ hoạt động tốt, các chính sách và chiến lược viện trợ cũng như hệ thống đánh giá viện trợ thích hợp. Ngoài ra, nước này còn cần phải cung cấp hơn 0,2% tổng thu nhập quốc gia hay 100 triệu USD tiền viện trợ.
Với việc gia nhập DAC, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên chuyển từ một nước phải nhận viện trợ sang một nước viện trợ.
Đa số các nước đã nhận viện trợ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đều không tận dụng được cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế của mình, do xung đột nội bộ và tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã chứng minh cho thế giới và các nước đang phát triển khác thấy rằng một nước nghèo bị tàn phá bởi chiến tranh có thể thoát khỏi nghèo đói thành công và trở thành một tấm gương sáng về mô hình kinh tế.
Kinh nghiệm này giúp Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là nhà cung cấp viện trợ về tài chính mà còn là chiếc cầu nối các nước tài trợ với các nước nhận tài trợ./.
Là quốc gia châu Á thứ hai tham gia “Câu lạc bộ các nhà tài trợ” vốn chiếm 90% tổng viện trợ toàn cầu (sau Nhật Bản), Hàn Quốc sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thành viên từ 1/1/2010.
DAC được xem là 1 trong 3 ủy ban quan trọng nhất của OECD (gồm 25 ủy ban).
Tiêu chí cho các nước muốn gia nhập DAC là phải có các chương trình viện trợ hoạt động tốt, các chính sách và chiến lược viện trợ cũng như hệ thống đánh giá viện trợ thích hợp. Ngoài ra, nước này còn cần phải cung cấp hơn 0,2% tổng thu nhập quốc gia hay 100 triệu USD tiền viện trợ.
Với việc gia nhập DAC, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên chuyển từ một nước phải nhận viện trợ sang một nước viện trợ.
Đa số các nước đã nhận viện trợ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đều không tận dụng được cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế của mình, do xung đột nội bộ và tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã chứng minh cho thế giới và các nước đang phát triển khác thấy rằng một nước nghèo bị tàn phá bởi chiến tranh có thể thoát khỏi nghèo đói thành công và trở thành một tấm gương sáng về mô hình kinh tế.
Kinh nghiệm này giúp Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là nhà cung cấp viện trợ về tài chính mà còn là chiếc cầu nối các nước tài trợ với các nước nhận tài trợ./.
(TTXVN/Vietnam+)