Sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ngày 12/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (PMI) cùng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc (MOFA) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế về Hợp tác Phát triển Việt Nam-Hàn Quốc.
Tại Hội thảo, đại diện hai nước cùng trao đổi, đưa ra những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc về kinh nghiệm phát triển và chiến lược hợp tác phát triển trong tương lai của mỗi nước.
Theo ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Đối ngoại (MPI), sau 20 năm tổ chức Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG lần đầu vào năm 1993), Việt Nam đã được các nhà tài trợ đánh giá là quốc gia sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Điều này được thể hiện qua các con số cam kết từ các nhà tài trợ, lớn nhất là năm 2009 đạt 8 tỷ USD, các năm sau này có giảm nhẹ, song con số vẫn ở mức cao từ 6-7 tỷ USD mỗi năm.
“Từ năm 1993-2012, Việt Nam đã giải ngân được khoảng 37 tỷ USD. Trong đó, bình quân mức giải ngân tại các năm gần đây (2009-2012) đạt quanh mức 4 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, những nỗ lực thúc đẩy hoạt động giải ngân của Việt Nam đã phát huy hiệu quả,” ông Khang nói.
Tuy nhiên, ông Khang cũng nhìn nhận vấn đề, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những triển vọng tích cực và trở thành nước có thu nhập trung bình, thì nguồn vốn ODA cũng sẽ giảm dần và thay vào đó là những gợi ý hỗ trợ kém ưu đãi hơn từ các đối tác phát triển.
Đồng quan điểm, ông Kim In, Trưởng đại diện KOICA tại Việt Nam cho rằng, “đã đến lúc Chính phủ Việt Nam cần chuyển đổi mô thức phát triển của mình, chuyển từ nâng cao hợp tác viện trợ sang nâng cao hợp tác phát triển.”
Ông Kim cho rằng, Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm chung như cùng sử dụng nguồn vốn ODA làm chất xúc tác phát triển các nguồn vốn khác trong xã hội. Song bí quyết tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc nằm ở khâu kiểm soát năng lực tài chính, quy trình quản trị rủi ro thống nhất, đặc biệt là đối với nguồn vốn ODA.
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, để các dự án có nguồn vốn ODA đạt được hiệu quả như mong muốn, thì mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án rất cần thiết sự tham gia của các chính quyền địa phương, đối tượng được thụ hưởng dự án. Thêm vào đó, trước khi ký kết dự án cần phải có những đánh giá hiệu quả dự án ngay từ ban đầu đồng thời bố trí nguồn vốn đối ứng kịp thời để tránh nảy sinh chi phí, thời gian hay thậm chí là dừng dự án.
Được biết, GDP của Hàn Quốc trong năm 2012 đạt 22.708 USD/người. Hiện Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam và năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 21 tỷ USD đồng thời các doanh nghiệp Hàn Quốc đã cam kết đầu tư vào Việt Nam với số vốn 26 tỷ USD. Hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đại diện cho phía Chính phủ Hàn Quốc, ông Kim cam kết, Hàn Quốc sẽ nỗ lực hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và trong thời gian tới sẽ định hướng vào các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn với các hình thức đối tác công, tư (PPP)./.
Tại Hội thảo, đại diện hai nước cùng trao đổi, đưa ra những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc về kinh nghiệm phát triển và chiến lược hợp tác phát triển trong tương lai của mỗi nước.
Theo ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Đối ngoại (MPI), sau 20 năm tổ chức Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG lần đầu vào năm 1993), Việt Nam đã được các nhà tài trợ đánh giá là quốc gia sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Điều này được thể hiện qua các con số cam kết từ các nhà tài trợ, lớn nhất là năm 2009 đạt 8 tỷ USD, các năm sau này có giảm nhẹ, song con số vẫn ở mức cao từ 6-7 tỷ USD mỗi năm.
“Từ năm 1993-2012, Việt Nam đã giải ngân được khoảng 37 tỷ USD. Trong đó, bình quân mức giải ngân tại các năm gần đây (2009-2012) đạt quanh mức 4 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, những nỗ lực thúc đẩy hoạt động giải ngân của Việt Nam đã phát huy hiệu quả,” ông Khang nói.
Tuy nhiên, ông Khang cũng nhìn nhận vấn đề, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những triển vọng tích cực và trở thành nước có thu nhập trung bình, thì nguồn vốn ODA cũng sẽ giảm dần và thay vào đó là những gợi ý hỗ trợ kém ưu đãi hơn từ các đối tác phát triển.
Đồng quan điểm, ông Kim In, Trưởng đại diện KOICA tại Việt Nam cho rằng, “đã đến lúc Chính phủ Việt Nam cần chuyển đổi mô thức phát triển của mình, chuyển từ nâng cao hợp tác viện trợ sang nâng cao hợp tác phát triển.”
Ông Kim cho rằng, Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm chung như cùng sử dụng nguồn vốn ODA làm chất xúc tác phát triển các nguồn vốn khác trong xã hội. Song bí quyết tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc nằm ở khâu kiểm soát năng lực tài chính, quy trình quản trị rủi ro thống nhất, đặc biệt là đối với nguồn vốn ODA.
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, để các dự án có nguồn vốn ODA đạt được hiệu quả như mong muốn, thì mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án rất cần thiết sự tham gia của các chính quyền địa phương, đối tượng được thụ hưởng dự án. Thêm vào đó, trước khi ký kết dự án cần phải có những đánh giá hiệu quả dự án ngay từ ban đầu đồng thời bố trí nguồn vốn đối ứng kịp thời để tránh nảy sinh chi phí, thời gian hay thậm chí là dừng dự án.
Được biết, GDP của Hàn Quốc trong năm 2012 đạt 22.708 USD/người. Hiện Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam và năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 21 tỷ USD đồng thời các doanh nghiệp Hàn Quốc đã cam kết đầu tư vào Việt Nam với số vốn 26 tỷ USD. Hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đại diện cho phía Chính phủ Hàn Quốc, ông Kim cam kết, Hàn Quốc sẽ nỗ lực hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và trong thời gian tới sẽ định hướng vào các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn với các hình thức đối tác công, tư (PPP)./.
Linh Chi (Vietnam+)