Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, nước này đã thành công trong việc nhân bản một con bò cái đen chết cách đây ba năm bằng kỹ thuật làm lạnh và rã đông trứng cực nhanh.
Cuối tuần qua, Giáo sư Park Se-pill và chuyên gia Mirea Biotech dẫn đầu nhóm nghiên cứu của trường Đại học quốc gia Jeju tuyên bố, họ đã thành công trong phát triển kỹ thuật "làm lạnh và rã đông" mới, cho phép nhân bản hàng loạt động vật ngay cả sau khi chúng đã chết.
Các nhà nghiên cứu đã cấy ghép nhân tế bào lấy từ một con bò chết vào các quả trứng để tạo ra phôi thai thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Sau đó, họ làm đông phôi thai ở âm 196 độ C, và giữ chúng trong ba năm trước khi rã đông và cấy chúng vào tử cung của con bò mẹ thay thế từ tháng Một năm ngoái để con bò này có thể đẻ tự nhiên.
Sau 10 tháng, những chú bò nhân bản đã chào đời một cách tự nhiên và những kết quả kiểm tra ADN cho thấy, chúng có cùng gen với con bò mẹ đã chết.
Ông Park Se-pill cho biết, nhân bản phôi thai rất khó, và điều mà chúng ta cần làm để có thể thương mại hóa hoạt động sản xuất phôi thai ở mọi thời điểm là hiện thực hóa kỹ thuật làm lạnh và rã đông. Đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã vượt qua được trở ngại lớn nhất này.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thành công trong nhân bản một con bò đực chết trước đó hai năm bằng cách sử dụng phôi thai được nhân bản khi chưa bị làm lạnh./.
Cuối tuần qua, Giáo sư Park Se-pill và chuyên gia Mirea Biotech dẫn đầu nhóm nghiên cứu của trường Đại học quốc gia Jeju tuyên bố, họ đã thành công trong phát triển kỹ thuật "làm lạnh và rã đông" mới, cho phép nhân bản hàng loạt động vật ngay cả sau khi chúng đã chết.
Các nhà nghiên cứu đã cấy ghép nhân tế bào lấy từ một con bò chết vào các quả trứng để tạo ra phôi thai thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Sau đó, họ làm đông phôi thai ở âm 196 độ C, và giữ chúng trong ba năm trước khi rã đông và cấy chúng vào tử cung của con bò mẹ thay thế từ tháng Một năm ngoái để con bò này có thể đẻ tự nhiên.
Sau 10 tháng, những chú bò nhân bản đã chào đời một cách tự nhiên và những kết quả kiểm tra ADN cho thấy, chúng có cùng gen với con bò mẹ đã chết.
Ông Park Se-pill cho biết, nhân bản phôi thai rất khó, và điều mà chúng ta cần làm để có thể thương mại hóa hoạt động sản xuất phôi thai ở mọi thời điểm là hiện thực hóa kỹ thuật làm lạnh và rã đông. Đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã vượt qua được trở ngại lớn nhất này.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thành công trong nhân bản một con bò đực chết trước đó hai năm bằng cách sử dụng phôi thai được nhân bản khi chưa bị làm lạnh./.
Thuận Nguyễn (Vietnam+)