Hàn Quốc ngày 6/1 hối thúc Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên thể hiện "thái độ chân thành" đối với các cuộc đối thoại cũng như quan hệ giữa hai miền Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Seoul, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn quốc Kim Young-sun nhấn mạnh "thái độ chân thành của Triều Tiên cần phải được thể hiện qua các hành động thực tế," đồng thời cho biết hiện các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đang nghiên cứu động cơ đằng sau đề xuất của Bình Nhưỡng.
Ông Kim tái khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại, song Bình Nhưỡng cần thực hiện các biện pháp thích hợp để làm dịu căng thẳng giữa hai miền, cũng như cần thể hiện rõ quyết tâm thực hiện phi hạt nhân hóa vì đây là vấn đề quan trọng trong quan hệ và đối thoại liên Triều.
Tuyên bố trên của Hàn Quốc nhằm đáp lại đề xuất mới đây của Triều Tiên về đối thoại vô điều kiện trong thời gian "sớm nhất có thể."
Trong khi đó, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 6/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên.
Phát ngôn viên Liên hợp quốc Martin Nesirky cho biết tại cuộc hội đàm, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như sớm nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Ban Ki-moon đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề này.
Trước đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã thảo luận tình hình bán đảo Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, khẳng định sẵn sàng trợ giúp và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực này.
Cùng ngày 6/1, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Seiji Maehara tại Washington, hai bên hối thúc Triều Tiên thực hiện các biện pháp cụ thể giải trừ hạt nhân trước khi có thể nối lại đàm phán sáu bên.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Ngoại trưởng Maehara nhấn mạnh "điều quan trọng là tiến hành đối thoại hai miền Triều Tiên, song trước hết Triều Tiên cần có những hành động cụ thể, khi đó chúng tôi sẽ không từ chối nối lại đàm phán 6 bên theo như đề nghị của Trung Quốc."
Ngoại trưởng Maehara và người đồng cấp Clinton nhất trí cho rằng Trung Quốc cần đóng vai trò quan trọng và nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Về quan hệ Mỹ-Nhật, hai bên nhất trí tăng cường các cuộc tham vấn nhằm làm sâu sắc hơn liên minh an ninh song phương, mở đường cho chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan trong mùa Xuân này./.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Seoul, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn quốc Kim Young-sun nhấn mạnh "thái độ chân thành của Triều Tiên cần phải được thể hiện qua các hành động thực tế," đồng thời cho biết hiện các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đang nghiên cứu động cơ đằng sau đề xuất của Bình Nhưỡng.
Ông Kim tái khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại, song Bình Nhưỡng cần thực hiện các biện pháp thích hợp để làm dịu căng thẳng giữa hai miền, cũng như cần thể hiện rõ quyết tâm thực hiện phi hạt nhân hóa vì đây là vấn đề quan trọng trong quan hệ và đối thoại liên Triều.
Tuyên bố trên của Hàn Quốc nhằm đáp lại đề xuất mới đây của Triều Tiên về đối thoại vô điều kiện trong thời gian "sớm nhất có thể."
Trong khi đó, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 6/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên.
Phát ngôn viên Liên hợp quốc Martin Nesirky cho biết tại cuộc hội đàm, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như sớm nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Ban Ki-moon đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề này.
Trước đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã thảo luận tình hình bán đảo Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, khẳng định sẵn sàng trợ giúp và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực này.
Cùng ngày 6/1, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Seiji Maehara tại Washington, hai bên hối thúc Triều Tiên thực hiện các biện pháp cụ thể giải trừ hạt nhân trước khi có thể nối lại đàm phán sáu bên.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Ngoại trưởng Maehara nhấn mạnh "điều quan trọng là tiến hành đối thoại hai miền Triều Tiên, song trước hết Triều Tiên cần có những hành động cụ thể, khi đó chúng tôi sẽ không từ chối nối lại đàm phán 6 bên theo như đề nghị của Trung Quốc."
Ngoại trưởng Maehara và người đồng cấp Clinton nhất trí cho rằng Trung Quốc cần đóng vai trò quan trọng và nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Về quan hệ Mỹ-Nhật, hai bên nhất trí tăng cường các cuộc tham vấn nhằm làm sâu sắc hơn liên minh an ninh song phương, mở đường cho chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan trong mùa Xuân này./.
(TTXVN/Vietnam+)