Hàn Quốc sẽ cấm các ngân hàng và các công ty tài chính khác mua trái phiếu ngoại tệ do các doanh nghiệp trong nước phát hành để huy động vốn cho các dự án trong nước (gọi là "trái phiếu kim chi") trong nỗ lực hạn chế nợ nước ngoài và sự tăng giá của đồng won.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, từ ngày 25/7 các công ty tài chính sẽ bị cấm mua "trái phiếu kim chi", nếu tổ chức phát hành trái phiếu có ý định chuyển đổi số ngoại tệ thu được sang đồng won. Các công ty Hàn Quốc đôi khi phát hành "trái phiếu kim chi" để huy động đồng USD thanh toán với các đối tác Mỹ.
Nhưng theo BoK, thực tế nhiều công ty đã phát hành "trái phiếu kim chi" để "lách" các quy định về vay vốn ngoại tệ của ngân hàng. Theo luật hiện hành, các ngân hàng chỉ có thể cho vay bằng ngoại tệ, nếu bên vay cần số tiền đó để sử dụng ở nước ngoài.
Động thái của BoK đánh dấu nỗ lực mới nhất của cơ quan chức năng Hàn Quốc để giảm bớt tác động bất ổn của dòng "tiền nóng". Đất nước này có mức tăng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng vững chắc và kỳ vọng đồng won mạnh hơn.
Điều này đã làm dấy lên nỗi lo ngại về các nhà đầu nước ngoài lại nhanh chóng rút vốn như đã từng xảy ra trong trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998 và cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Tính đến cuối tháng 3, nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc đứng ở mức 146,7 tỷ USD, tăng 11,7 tỷ USD so với 3 tháng trước đó, đánh dấu mức tăng lớn nhất tính theo quý trong vòng hơn hai năm qua.
Chính phủ Hàn Quốc đã hạn chế các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn nhằm ngăn chặn làn sóng cá cược đầu cơ vào đồng won - đồng tiền đã tăng giá 6% so với đồng USD từ đầu năm tới nay.
Chính phủ Hàn Quốc cũng quan ngại rằng các công ty tận dụng "trái phiếu kim chi" để vay vốn với lãi suất thấp hơn, tạo ra những rủi ro ngoại hối không cần thiết thay vì đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thực tế để thanh toán các hợp đồng.
Theo BoK, tính đến cuối tháng 6, tổng giá trị của "trái phiếu kim chi" chưa thanh toán đã lên tới 17,05 tỷ USD, trong đó 77% đang do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc nắm giữ./.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, từ ngày 25/7 các công ty tài chính sẽ bị cấm mua "trái phiếu kim chi", nếu tổ chức phát hành trái phiếu có ý định chuyển đổi số ngoại tệ thu được sang đồng won. Các công ty Hàn Quốc đôi khi phát hành "trái phiếu kim chi" để huy động đồng USD thanh toán với các đối tác Mỹ.
Nhưng theo BoK, thực tế nhiều công ty đã phát hành "trái phiếu kim chi" để "lách" các quy định về vay vốn ngoại tệ của ngân hàng. Theo luật hiện hành, các ngân hàng chỉ có thể cho vay bằng ngoại tệ, nếu bên vay cần số tiền đó để sử dụng ở nước ngoài.
Động thái của BoK đánh dấu nỗ lực mới nhất của cơ quan chức năng Hàn Quốc để giảm bớt tác động bất ổn của dòng "tiền nóng". Đất nước này có mức tăng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng vững chắc và kỳ vọng đồng won mạnh hơn.
Điều này đã làm dấy lên nỗi lo ngại về các nhà đầu nước ngoài lại nhanh chóng rút vốn như đã từng xảy ra trong trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998 và cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Tính đến cuối tháng 3, nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc đứng ở mức 146,7 tỷ USD, tăng 11,7 tỷ USD so với 3 tháng trước đó, đánh dấu mức tăng lớn nhất tính theo quý trong vòng hơn hai năm qua.
Chính phủ Hàn Quốc đã hạn chế các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn nhằm ngăn chặn làn sóng cá cược đầu cơ vào đồng won - đồng tiền đã tăng giá 6% so với đồng USD từ đầu năm tới nay.
Chính phủ Hàn Quốc cũng quan ngại rằng các công ty tận dụng "trái phiếu kim chi" để vay vốn với lãi suất thấp hơn, tạo ra những rủi ro ngoại hối không cần thiết thay vì đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thực tế để thanh toán các hợp đồng.
Theo BoK, tính đến cuối tháng 6, tổng giá trị của "trái phiếu kim chi" chưa thanh toán đã lên tới 17,05 tỷ USD, trong đó 77% đang do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc nắm giữ./.
Vân Anh (TTXVN/Vietnam+)