Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa qua đã chế tạo một loại “robot huyết quản” có thể tự do di chuyển và quét sạch các cục máu đông trong huyết quản bị tắc nghẽn.
Đại học quốc gia Cheonnam của Hàn Quốc tuyên bố, phòng nghiên cứu rôbốt của đại học này đã nghiên cứu chế tạo ra một rôbốt có đường kính 1mm, dài 5mm. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công loại robot này trong huyết quản của lợn mini và đã đạt được hiệu quả lý tưởng.
Xét về tần số dao động của mạch và tốc độ lưu thông máu, ở lợn mini và người tương tự nhau. Vì thế, loại robot này trong tương lai có hy vọng được ứng dụng điều trị lâm sàng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trước tiên họ lợi dụng công nghệ chụp CT để phác họa hình ảnh ba chiều của huyết quản nhằm xác định trình tự lộ trình vận hành của robot, sau đó đặt robot vào trong huyết quản, và thông qua tia X-quang để giám sát vị trí của robot trong huyết quản.
Robot này hoạt động dựa vào từ trường bên ngoài, mỗi giây xoay tròn từ 20-30 lần, có thể tự do đi lại trong huyết quản thô ráp như động mạch vành, tĩnh mạch chủ và động mạch chủ, và xoay tròn đề khơi thông huyết quản bị tắc nghẽn.
Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục phát triển “robot thông tắc huyết quản” có đường kính 1mm và dài 10mm, đồng thời huấn luyện khả năng điều trị như tiêm thuốc, cắt mô./.
Đại học quốc gia Cheonnam của Hàn Quốc tuyên bố, phòng nghiên cứu rôbốt của đại học này đã nghiên cứu chế tạo ra một rôbốt có đường kính 1mm, dài 5mm. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công loại robot này trong huyết quản của lợn mini và đã đạt được hiệu quả lý tưởng.
Xét về tần số dao động của mạch và tốc độ lưu thông máu, ở lợn mini và người tương tự nhau. Vì thế, loại robot này trong tương lai có hy vọng được ứng dụng điều trị lâm sàng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trước tiên họ lợi dụng công nghệ chụp CT để phác họa hình ảnh ba chiều của huyết quản nhằm xác định trình tự lộ trình vận hành của robot, sau đó đặt robot vào trong huyết quản, và thông qua tia X-quang để giám sát vị trí của robot trong huyết quản.
Robot này hoạt động dựa vào từ trường bên ngoài, mỗi giây xoay tròn từ 20-30 lần, có thể tự do đi lại trong huyết quản thô ráp như động mạch vành, tĩnh mạch chủ và động mạch chủ, và xoay tròn đề khơi thông huyết quản bị tắc nghẽn.
Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục phát triển “robot thông tắc huyết quản” có đường kính 1mm và dài 10mm, đồng thời huấn luyện khả năng điều trị như tiêm thuốc, cắt mô./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)