Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh liên quân Hàn Quốc-Mỹ ngày 21/3 cho biết quân đội hai nước đã hoàn thành xuất sắc cuộc tập trận huấn luyện có tên gọi “Giải pháp then chốt.”
Tham gia cuộc tập trận này có hơn 3.000 lính Mỹ cùng khoảng 10.000 lính Hàn Quốc, trong đó có khoảng 2.500 lính Mỹ được điều động từ Mỹ tới, bao gồm cả lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồn trú ở Hawai.
Nhiều loại máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay tàng hình F-22 và máy bay oanh tạc B-52, và hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen và USS Fitzgerald cũng tham gia cuộc tập trận.
Theo Bộ Tư lệnh liên quân, cuộc tập trận chung lần này có tầm quan trọng lớn bởi đây là lần đầu tiên lực lượng liên quân Hàn Quốc tự xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ huy.
Chủ tịch Hội đồng liên quân Hàn Quốc, tướng Jung Seung-jo cho rằng: “Cuộc tập trận này là một thành công to lớn của liên quân Hàn-Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đã thực hiện hoàn hảo các bài tập giả định nhằm bảo vệ tổ quốc trước hành động xâm lược của kẻ thù và khôi phục sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.”
Trong khi đó, Chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng James D. Thurman cho biết các cuộc tập trận huấn luyện giống như "Giải pháp then chốt" được thực hiện nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội hai nước, đồng thời thể hiện sức mạnh của đồng minh Mỹ-Hàn và khả năng sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động khiêu khích bất ngờ nào.
Cuộc tập trận “Giải pháp then chốt” được tiến hành theo tinh thần Hiệp ước Quốc phòng Hàn-Mỹ ký kết năm 1953.
Giám sát cuộc tập trận có Ủy ban Giám sát gồm đại diện hai quốc gia trung lập Thụy Sĩ và Thụy Điển để đảm bảo liên quân Hàn-Mỹ không vi phạm Hiệp định đình chiến đã ký kết sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và đại diện của Australia, Canada, Colombia, Đan Mạch và Anh.
Cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh tình hình trên Bán đảo Triều Tiên diễn biến căng thẳng sau khi Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên do vụ thử này./.
Tham gia cuộc tập trận này có hơn 3.000 lính Mỹ cùng khoảng 10.000 lính Hàn Quốc, trong đó có khoảng 2.500 lính Mỹ được điều động từ Mỹ tới, bao gồm cả lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồn trú ở Hawai.
Nhiều loại máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay tàng hình F-22 và máy bay oanh tạc B-52, và hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen và USS Fitzgerald cũng tham gia cuộc tập trận.
Theo Bộ Tư lệnh liên quân, cuộc tập trận chung lần này có tầm quan trọng lớn bởi đây là lần đầu tiên lực lượng liên quân Hàn Quốc tự xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ huy.
Chủ tịch Hội đồng liên quân Hàn Quốc, tướng Jung Seung-jo cho rằng: “Cuộc tập trận này là một thành công to lớn của liên quân Hàn-Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đã thực hiện hoàn hảo các bài tập giả định nhằm bảo vệ tổ quốc trước hành động xâm lược của kẻ thù và khôi phục sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.”
Trong khi đó, Chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng James D. Thurman cho biết các cuộc tập trận huấn luyện giống như "Giải pháp then chốt" được thực hiện nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội hai nước, đồng thời thể hiện sức mạnh của đồng minh Mỹ-Hàn và khả năng sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động khiêu khích bất ngờ nào.
Cuộc tập trận “Giải pháp then chốt” được tiến hành theo tinh thần Hiệp ước Quốc phòng Hàn-Mỹ ký kết năm 1953.
Giám sát cuộc tập trận có Ủy ban Giám sát gồm đại diện hai quốc gia trung lập Thụy Sĩ và Thụy Điển để đảm bảo liên quân Hàn-Mỹ không vi phạm Hiệp định đình chiến đã ký kết sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và đại diện của Australia, Canada, Colombia, Đan Mạch và Anh.
Cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh tình hình trên Bán đảo Triều Tiên diễn biến căng thẳng sau khi Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên do vụ thử này./.
(TTXVN)