Theo Phòng Quản lý giao thông, Khu đường bộ V, đơn vị thay mặt Tổng cục Đường bộ quản lý hầm đường bộ Hải Vân, hiện nay hầm vẫn đang được khai thác an toàn.
Về các vết nứt xuất hiện trong đường hầm, Phòng Quản lý giao thông cho biết từ tháng 2/2012, khi các vết nứt trên vòm và thành hầm đường bộ Hải Vân xuất hiện, Khu quản lý đường bộ V đã có văn bản báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Cụ thể là ngay sau khi Khu quản lý đường bộ V nhận bàn giao công trình (tháng 6/2005), trên đỉnh vòm hầm đã xuất hiện một số vết nứt ngang và dọc đường hầm, gây thấm và dột nước xuống mặt đường xe chạy.
Ban quản lý dự án 85 và các nhà thầu đã cho sửa chữa theo tránh nhiệm bảo hành công trình.
Hàng năm, Khu Quản lý đường bộ V tiếp tục cho sửa chữa bằng nguồn vốn quản lý và bảo dưỡng thường xuyên, dùng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt.
Tuy nhiên do hiệu quả không cao, đến nay các vết nứt này đã phát sinh tại các vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm. Hiện tại, các vết nứt đang có nguy cơ phát sinh và phát triển theo đa phương. Các vết nứt dọc, ngang hai bên thành hầm. Trên suốt chiều dài đường hầm, nhiều vết nứt xuất hiện trong kết cấu bêtông cốt thép theo phương ngang, xiên và dọc đường hầm; bề rộng vết nứt 1-2mm; chiều dài vết nứt 1-7m, sâu hơn 5 mm.
Do điều kiện trang thiết bị kiểm tra còn nhiều hạn chế, các vết nứt này chỉ được kiểm tra, theo dõi bằng mắt thường, vì vậy việc phát sinh và phát triển của các vết nứt đang được Khu Quản lý đường bộ V tiếp tục theo dõi.
Trước đó, vào tháng 3/2012, Tổng cục Đường bộ đã cử đoàn chuyên gia tư vấn vào kiểm tra, nhưng đến nay chưa có ý kiến chỉ đạo nào được đưa ra.
Cũng theo Trưởng phòng quản lý giao thông, Khu Quản lý đường bộ V, đơn vị vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ, xử lý diễn biến của các vết nứt và báo cáo kịp thời khi có sự cố phát sinh./.
Về các vết nứt xuất hiện trong đường hầm, Phòng Quản lý giao thông cho biết từ tháng 2/2012, khi các vết nứt trên vòm và thành hầm đường bộ Hải Vân xuất hiện, Khu quản lý đường bộ V đã có văn bản báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Cụ thể là ngay sau khi Khu quản lý đường bộ V nhận bàn giao công trình (tháng 6/2005), trên đỉnh vòm hầm đã xuất hiện một số vết nứt ngang và dọc đường hầm, gây thấm và dột nước xuống mặt đường xe chạy.
Ban quản lý dự án 85 và các nhà thầu đã cho sửa chữa theo tránh nhiệm bảo hành công trình.
Hàng năm, Khu Quản lý đường bộ V tiếp tục cho sửa chữa bằng nguồn vốn quản lý và bảo dưỡng thường xuyên, dùng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt.
Tuy nhiên do hiệu quả không cao, đến nay các vết nứt này đã phát sinh tại các vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm. Hiện tại, các vết nứt đang có nguy cơ phát sinh và phát triển theo đa phương. Các vết nứt dọc, ngang hai bên thành hầm. Trên suốt chiều dài đường hầm, nhiều vết nứt xuất hiện trong kết cấu bêtông cốt thép theo phương ngang, xiên và dọc đường hầm; bề rộng vết nứt 1-2mm; chiều dài vết nứt 1-7m, sâu hơn 5 mm.
Do điều kiện trang thiết bị kiểm tra còn nhiều hạn chế, các vết nứt này chỉ được kiểm tra, theo dõi bằng mắt thường, vì vậy việc phát sinh và phát triển của các vết nứt đang được Khu Quản lý đường bộ V tiếp tục theo dõi.
Trước đó, vào tháng 3/2012, Tổng cục Đường bộ đã cử đoàn chuyên gia tư vấn vào kiểm tra, nhưng đến nay chưa có ý kiến chỉ đạo nào được đưa ra.
Cũng theo Trưởng phòng quản lý giao thông, Khu Quản lý đường bộ V, đơn vị vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ, xử lý diễn biến của các vết nứt và báo cáo kịp thời khi có sự cố phát sinh./.
Văn Sơn (TTXVN)