Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư nguồn kinh phí không nhỏ để xây dựng cầu vượt, hầm bộ hành cho người đi bộ.
Nhưng trên thực tế sau khi đưa vào sử dụng nhiều công trình chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Điển hình như các hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, nút giao cắt Ngã Tư Sở; cầu vượt cho người đi bộ trên đường Giảng Võ, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt… lượng người tham gia giao thông qua đây chưa nhiều, thậm chí có nơi người dân còn tùy tiện băng qua đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, tình trạng trên còn do các cơ quan chức năng chưa khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng, công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng cầu, hầm còn quá ít, chế tài xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định chưa nghiêm, cơ sở hạ tầng tiếp cận với hầm như tàu điện, xe buýt, siêu thị, khu vui chơi... chưa đồng bộ, dẫn đến một số hầm đi bộ chưa khai thác sử dụng hết công suất.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 18 cầu vượt và 25 hầm bộ hành, trong đó Sở Giao thông Vận tải đang quản lý và tổ chức khai thác 11 hầm và 12 cầu vượt.
Để các cầu, hầm bộ hành phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, góp phần hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, cải thiện văn hóa giao thông đô thị, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải xây dựng các định mức, duy tu, duy trì các đường hầm và cầu đi bộ, đảm bảo luôn sạch, sáng và duy tu thường xuyên tạo thuận lợi cho người đi lại.
Đồng thời Ủy ban Nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố và các ngành liên quan tăng cường xử lý đối với người tham gia giao thông sang đường không đúng quy định; tích cực tuyên truyền, vận động để người tham gia giao thông sử dụng cầu, hầm đi bộ.../.
Nhưng trên thực tế sau khi đưa vào sử dụng nhiều công trình chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Điển hình như các hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, nút giao cắt Ngã Tư Sở; cầu vượt cho người đi bộ trên đường Giảng Võ, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt… lượng người tham gia giao thông qua đây chưa nhiều, thậm chí có nơi người dân còn tùy tiện băng qua đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, tình trạng trên còn do các cơ quan chức năng chưa khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng, công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng cầu, hầm còn quá ít, chế tài xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định chưa nghiêm, cơ sở hạ tầng tiếp cận với hầm như tàu điện, xe buýt, siêu thị, khu vui chơi... chưa đồng bộ, dẫn đến một số hầm đi bộ chưa khai thác sử dụng hết công suất.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 18 cầu vượt và 25 hầm bộ hành, trong đó Sở Giao thông Vận tải đang quản lý và tổ chức khai thác 11 hầm và 12 cầu vượt.
Để các cầu, hầm bộ hành phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, góp phần hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, cải thiện văn hóa giao thông đô thị, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải xây dựng các định mức, duy tu, duy trì các đường hầm và cầu đi bộ, đảm bảo luôn sạch, sáng và duy tu thường xuyên tạo thuận lợi cho người đi lại.
Đồng thời Ủy ban Nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố và các ngành liên quan tăng cường xử lý đối với người tham gia giao thông sang đường không đúng quy định; tích cực tuyên truyền, vận động để người tham gia giao thông sử dụng cầu, hầm đi bộ.../.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)