Ngày 16/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon xác nhận Trưởng phái bộ Liên hợp quốc tại Haiti, ông Hédi Annabi, cùng cấp phó người Brazil đã thiệt mạng trong trận động đất san phẳng trụ sở chính của Liên hợp quốc ở thủ đô Port-au-Prince.
Trong một thông báo, Tổng Thư ký Ban Ki-moon nói: "Tôi thực sự đau buồn phải xác nhận về cái chết bi thảm của người đại diện đặc biệt của tôi ở Haiti, ông Hédi Annabi. Cấp phó của ông Annabi là Luis Carlos da Costa và Quyền Ủy viên cảnh sát, ông Doug Coates thuộc Lực lượng cảnh sát hoàng gia Canada cũng được xác nhận đã thiệt mạng".
Tân hoa xã cho biết ông Annabi đang họp với phái đoàn cảnh sát gồm 8 thành viên của Trung Quốc khi trận động đất chiều 12/1 làm đổ sập tòa trụ sở 5 tầng của Liên hợp quốc ở Haiti.
Dẫn thông báo của Bộ Công an, Tân hoa xã cho biết thi thể của 8 nhân viên này cũng đã được tìm thấy.
Liên hợp quốc cho biết có gần 100 nhân viên đang làm việc trong tòa nhà khi trận động đất xảy ra.
Các quan ngại về an ninh đang gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti do việc phân phối hàng cứu trợ tới các nạn nhân động đất bị trở ngại (sân bay tắc nghẽn, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại làm chậm tiến độ phân phối thực phẩm...).
Ngoài các vụ cướp bóc, nguy cơ bất ổn gia tăng do khoảng 4.000 tù nhân đã thoát khỏi các trại giam bị động đất phá hủy.
Liên hợp quốc cho biết số người tìm cách đến các thành phố ở phía Bắc Haiti và vượt biên sang Cộng hòa Dominica láng giềng đang tăng cao.
Tâm trạng tuyệt vọng của các nạn nhân sống sót sau trận động đất cũng làm gia tăng quan ngại về vấn đề an ninh tại thành phố này.
Công tác cứu trợ Haiti tiếp tục được khẩn trương tiến hành.
Bệnh viện cơ động của Bộ Các tình huống khẩn cấp Nga đã bắt đầu làm việc tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti. Đây là cơ sở y tế độc đáo với khả năng hoạt động độc lập trong suốt 2 tuần.
Bệnh viện được trang bị máy phát điện, nhiên liệu, nước, lương thực, thuốc men, trang thiết bị khám và phẫu thuật. Việc triển khai cơ sở chỉ mất có 40 phút và ngay sau đó các bác sỹ đã bắt đầu đón nhận bệnh nhân.
Ngày 16/1, hai cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và George Bush đã có một cuộc họp báo chung với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, trong đó kêu gọi quyên góp từ các công ty, tổ chức và cá nhân ủng hộ cho các nỗ lực cứu hộ cho Haiti.
Hai cựu tổng thống Mỹ đã lập một trang web để những người muốn quyên góp có thể truy cập và gửi tiền, tại địa chỉ ClintonBushHaitiFund.org.
Sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Haiti để phối hợp giải quyết những khó khăn về mặt hậu cần và tìm cách chuyển hàng cứu trợ tới tay người dân Haiti bị ảnh hưởng của trận động đất.
Hiện, chính phủ Haiti đã chuyển quyền kiểm soát sân bay chính cho Mỹ.
Ngày 16/1, Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo Washington cho phép người Haiti được hưởng Quy chế Bảo vệ Tạm thời, theo đó các công dân Haiti có mặt ở Mỹ trước khi trận động đất xảy ra được phép tạm lánh nạn tại nước này.
Trong khi đó, việc thu góp tài chính nhằm hỗ trợ Haiti phục hồi sau động đất đang được tổ chức. Tại nhiều nước, các tài khoản từ thiện đặc biệt đã được mở.
Ngày 18/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp bàn biện pháp hợp tác trong hoạt động cứu trợ quốc tế đối với Haiti.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon có mặt tại Haiti ngày 17/1 để bày tỏ sự hỗ trợ tinh thần của cộng đồng quốc tế đối với nước này và có thể tham dự cuộc họp trên của Hội đồng Bảo an.
Công bố với báo giới con số thương vong mới nhất tính đến ngày 15/1, Bộ trưởng Y tế Haiti Alex Larsen cho biết trận động đất 7,3 độ Richter hôm 12/1 đã khiến hơn 50.000 người thiệt mạng, 250.000 người khác bị thương và đẩy gần 1,5 triệu người lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Trong khi đó, giới chức nước này cho rằng hơn 140.000 người thiệt mạng và hơn 40.000 người đã được mai táng.
Các nhà địa chất Mỹ cho biết ngày 16/1, bốn ngày sau trận động đất cực mạnh phá hủy phần lớn thủ đô Port-au-Prince, thành phố này lại rung chuyển bởi một cơn dư chấn mạnh có cường độ 4,5 độ Richter./.
Trong một thông báo, Tổng Thư ký Ban Ki-moon nói: "Tôi thực sự đau buồn phải xác nhận về cái chết bi thảm của người đại diện đặc biệt của tôi ở Haiti, ông Hédi Annabi. Cấp phó của ông Annabi là Luis Carlos da Costa và Quyền Ủy viên cảnh sát, ông Doug Coates thuộc Lực lượng cảnh sát hoàng gia Canada cũng được xác nhận đã thiệt mạng".
Tân hoa xã cho biết ông Annabi đang họp với phái đoàn cảnh sát gồm 8 thành viên của Trung Quốc khi trận động đất chiều 12/1 làm đổ sập tòa trụ sở 5 tầng của Liên hợp quốc ở Haiti.
Dẫn thông báo của Bộ Công an, Tân hoa xã cho biết thi thể của 8 nhân viên này cũng đã được tìm thấy.
Liên hợp quốc cho biết có gần 100 nhân viên đang làm việc trong tòa nhà khi trận động đất xảy ra.
Các quan ngại về an ninh đang gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti do việc phân phối hàng cứu trợ tới các nạn nhân động đất bị trở ngại (sân bay tắc nghẽn, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại làm chậm tiến độ phân phối thực phẩm...).
Ngoài các vụ cướp bóc, nguy cơ bất ổn gia tăng do khoảng 4.000 tù nhân đã thoát khỏi các trại giam bị động đất phá hủy.
Liên hợp quốc cho biết số người tìm cách đến các thành phố ở phía Bắc Haiti và vượt biên sang Cộng hòa Dominica láng giềng đang tăng cao.
Tâm trạng tuyệt vọng của các nạn nhân sống sót sau trận động đất cũng làm gia tăng quan ngại về vấn đề an ninh tại thành phố này.
Công tác cứu trợ Haiti tiếp tục được khẩn trương tiến hành.
Bệnh viện cơ động của Bộ Các tình huống khẩn cấp Nga đã bắt đầu làm việc tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti. Đây là cơ sở y tế độc đáo với khả năng hoạt động độc lập trong suốt 2 tuần.
Bệnh viện được trang bị máy phát điện, nhiên liệu, nước, lương thực, thuốc men, trang thiết bị khám và phẫu thuật. Việc triển khai cơ sở chỉ mất có 40 phút và ngay sau đó các bác sỹ đã bắt đầu đón nhận bệnh nhân.
Ngày 16/1, hai cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và George Bush đã có một cuộc họp báo chung với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, trong đó kêu gọi quyên góp từ các công ty, tổ chức và cá nhân ủng hộ cho các nỗ lực cứu hộ cho Haiti.
Hai cựu tổng thống Mỹ đã lập một trang web để những người muốn quyên góp có thể truy cập và gửi tiền, tại địa chỉ ClintonBushHaitiFund.org.
Sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Haiti để phối hợp giải quyết những khó khăn về mặt hậu cần và tìm cách chuyển hàng cứu trợ tới tay người dân Haiti bị ảnh hưởng của trận động đất.
Hiện, chính phủ Haiti đã chuyển quyền kiểm soát sân bay chính cho Mỹ.
Ngày 16/1, Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo Washington cho phép người Haiti được hưởng Quy chế Bảo vệ Tạm thời, theo đó các công dân Haiti có mặt ở Mỹ trước khi trận động đất xảy ra được phép tạm lánh nạn tại nước này.
Trong khi đó, việc thu góp tài chính nhằm hỗ trợ Haiti phục hồi sau động đất đang được tổ chức. Tại nhiều nước, các tài khoản từ thiện đặc biệt đã được mở.
Ngày 18/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp bàn biện pháp hợp tác trong hoạt động cứu trợ quốc tế đối với Haiti.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon có mặt tại Haiti ngày 17/1 để bày tỏ sự hỗ trợ tinh thần của cộng đồng quốc tế đối với nước này và có thể tham dự cuộc họp trên của Hội đồng Bảo an.
Công bố với báo giới con số thương vong mới nhất tính đến ngày 15/1, Bộ trưởng Y tế Haiti Alex Larsen cho biết trận động đất 7,3 độ Richter hôm 12/1 đã khiến hơn 50.000 người thiệt mạng, 250.000 người khác bị thương và đẩy gần 1,5 triệu người lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Trong khi đó, giới chức nước này cho rằng hơn 140.000 người thiệt mạng và hơn 40.000 người đã được mai táng.
Các nhà địa chất Mỹ cho biết ngày 16/1, bốn ngày sau trận động đất cực mạnh phá hủy phần lớn thủ đô Port-au-Prince, thành phố này lại rung chuyển bởi một cơn dư chấn mạnh có cường độ 4,5 độ Richter./.
(TTXVN/Vietnam+)