Thông tin tích cực từ việc giảm giá xăng dầu trong nước cũng không giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/6, chỉ số VN-Index giảm 3,97 điểm còn HNX-Index cũng mất thêm 0,59% so với phiên trước đó.
Đáng chú ý, thanh khoản dù được cải thiện hơn phiên trước nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp, tổng cộng chỉ có gần 92 triệu đơn vị được chuyển nhượng trên cả hai sàn niêm yết, tương ứng giá trị là 1.176,92 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, lực cầu vẫn tỏ ra thận trọng khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 tiếp tục giảm 1,19 điểm (-0,28%) xuống 429,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 triệu đơn vị, tương ứng 35,6 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng giằng co vẫn diễn ra, nhóm cổ phiếu dầu khí, khoáng sản, cùng với nhóm cổ phiếu blue-chip bị bán mạnh khiến thị trường không có động lực để phục hồi.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VNM giữ ở mức tham chiếu, nhưng VIC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu, MSN giảm 4.000 đồng/cổ phiếu, còn BVH chốt phiên cũng giảm 700 đồng/cổ phiếu.
Nhóm blue-chip cũng có sự phân hóa, một số mã tăng điểm tích cực như DPM, PVD, STB và GAS, còn lại nhiều mã khác như GMD, HAG, ITA, VCB, EIB, SJS, MBB, FPT... lại quay đầu đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 3,97 điểm (-0,92%) xuống 427,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 51,7 triệu đơn vị, tương ứng 755,91 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 63 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 83 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng giảm 4,37 điểm (-0,87%) xuống 500,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 17,3 triệu đơn vị, tương ứng 335,6 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE là mã STB với 2,3 triệu đơn vị, tăng 100 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là SAM với trên 2,1 triệu đơn vị, giảm 100 đồng/cổ phiếu và DLG cũng có 2 triệu đơn vị chuyển nhượng, giảm 400 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, bên phía sàn Hà Nội, không nhận được lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thì đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,59 điểm (-0,8%) và xuống 73,31 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 42,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 431,32 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 46 mã tăng giá, 182 mã giảm giá và 170 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng gần 500 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 7 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,19 điểm (-0,52%) xuống 36,24 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 373,4 nghìn đơn vị, tương ứng 3,59 tỷ đồng./.
Đáng chú ý, thanh khoản dù được cải thiện hơn phiên trước nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp, tổng cộng chỉ có gần 92 triệu đơn vị được chuyển nhượng trên cả hai sàn niêm yết, tương ứng giá trị là 1.176,92 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, lực cầu vẫn tỏ ra thận trọng khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 tiếp tục giảm 1,19 điểm (-0,28%) xuống 429,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 triệu đơn vị, tương ứng 35,6 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng giằng co vẫn diễn ra, nhóm cổ phiếu dầu khí, khoáng sản, cùng với nhóm cổ phiếu blue-chip bị bán mạnh khiến thị trường không có động lực để phục hồi.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VNM giữ ở mức tham chiếu, nhưng VIC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu, MSN giảm 4.000 đồng/cổ phiếu, còn BVH chốt phiên cũng giảm 700 đồng/cổ phiếu.
Nhóm blue-chip cũng có sự phân hóa, một số mã tăng điểm tích cực như DPM, PVD, STB và GAS, còn lại nhiều mã khác như GMD, HAG, ITA, VCB, EIB, SJS, MBB, FPT... lại quay đầu đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 3,97 điểm (-0,92%) xuống 427,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 51,7 triệu đơn vị, tương ứng 755,91 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 63 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 83 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng giảm 4,37 điểm (-0,87%) xuống 500,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 17,3 triệu đơn vị, tương ứng 335,6 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE là mã STB với 2,3 triệu đơn vị, tăng 100 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là SAM với trên 2,1 triệu đơn vị, giảm 100 đồng/cổ phiếu và DLG cũng có 2 triệu đơn vị chuyển nhượng, giảm 400 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, bên phía sàn Hà Nội, không nhận được lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thì đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,59 điểm (-0,8%) và xuống 73,31 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 42,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 431,32 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 46 mã tăng giá, 182 mã giảm giá và 170 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng gần 500 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 7 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,19 điểm (-0,52%) xuống 36,24 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 373,4 nghìn đơn vị, tương ứng 3,59 tỷ đồng./.
Đức Duy (Vietnam+)