Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, công trình xây dựng mới cầu đường bộ Tam Bạc (thành phố Hải Phòng) tách khỏi cầu chung đường bộ-đường sắt theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ, sẽ được thông xe vào ngày 30/4.
Đây là một trong số ba cây cầu: Thị Cầu (tỉnh Bắc Giang), Tam Bạc (Hải Phòng) và cầu Đồng Nai, được Thủ tướng Chính phủ cho phép thi công khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho các tuyến đường sắt đang phải đi chung với cầu đường bộ.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, để đẩy nhanh tiến độ thi công, từ cuối năm 2012 đến nay, công nhân luôn phải làm 3 ca liên tục trên công trường. Đặc biệt, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, 100% cán bộ, công nhân đều ăn Tết ngay trên công trường.
Ngay sáng mồng một Tết, các đơn vị thi công đã tổ chức ra quân, quyết tâm bám công trường với mục tiêu hoàn thành công trình trước ngày 30/4. Đến nay, những hạng mục quan trọng của công trình như các trụ T1, T2, T3, T4 đã thi công xong, công tác lao lắp dầm cầu cũng đã cơ bản hoàn thành…
Tổng Công ty khẳng định: Dù còn một số hạn chế nhất định về mặt bằng, nhưng các đơn vị thi công sẽ khắc phục khó khăn để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.
Mới đây, để đảm bảo tiến độ thi công, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật công trình này vào ngày 25/4, lãnh đạo Tổng Công ty đã yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ các hạng mục thi công như điện chiếu sáng, thảm nhựa bê tông mặt cầu, hệ thống thoát nước…
Tổng Công ty cũng đề nghị các nhà thầu tham gia thi công, cần lập biểu thi công chi tiết để Ban Điều hành thi công cầu Tam Bạc làm cơ sở theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ hạng mục công trình thi công.
Căn cứ báo cáo của các nhà thầu (10 ngày/lần), Ban Dự án an toàn giao thông đường sắt kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn ở hiện trường; không để ách tắc sản xuất, chậm tiến độ thi công… Những khó khăn phát sinh, ngoài khả năng giải quyết của các đơn vị ở hiện trường, Ban Điều hành thi công cầu Tam Bạc phải kịp thời báo cáo Tổng Công ty để có biện pháp giải quyết.
Cầu Tam Bạc được xây dựng mới cách cầu chung đường sắt cũ 16 m tính từ tim đường. Cầu có chiều dài 197m, rộng 12m. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 300 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, các đơn vị thi công gồm Liên danh Công ty cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt (RCC), Công ty cổ phần công trình 6 (CT6) và Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên.
Dự kiến, ngoài công trình Tam Bạc, cầu Thị Cầu và cầu Đồng Nai sẽ lần lượt khánh thành vào dịp chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và kỷ niệm 123 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890-19/5/2013)./.
Đây là một trong số ba cây cầu: Thị Cầu (tỉnh Bắc Giang), Tam Bạc (Hải Phòng) và cầu Đồng Nai, được Thủ tướng Chính phủ cho phép thi công khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho các tuyến đường sắt đang phải đi chung với cầu đường bộ.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, để đẩy nhanh tiến độ thi công, từ cuối năm 2012 đến nay, công nhân luôn phải làm 3 ca liên tục trên công trường. Đặc biệt, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, 100% cán bộ, công nhân đều ăn Tết ngay trên công trường.
Ngay sáng mồng một Tết, các đơn vị thi công đã tổ chức ra quân, quyết tâm bám công trường với mục tiêu hoàn thành công trình trước ngày 30/4. Đến nay, những hạng mục quan trọng của công trình như các trụ T1, T2, T3, T4 đã thi công xong, công tác lao lắp dầm cầu cũng đã cơ bản hoàn thành…
Tổng Công ty khẳng định: Dù còn một số hạn chế nhất định về mặt bằng, nhưng các đơn vị thi công sẽ khắc phục khó khăn để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.
Mới đây, để đảm bảo tiến độ thi công, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật công trình này vào ngày 25/4, lãnh đạo Tổng Công ty đã yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ các hạng mục thi công như điện chiếu sáng, thảm nhựa bê tông mặt cầu, hệ thống thoát nước…
Tổng Công ty cũng đề nghị các nhà thầu tham gia thi công, cần lập biểu thi công chi tiết để Ban Điều hành thi công cầu Tam Bạc làm cơ sở theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ hạng mục công trình thi công.
Căn cứ báo cáo của các nhà thầu (10 ngày/lần), Ban Dự án an toàn giao thông đường sắt kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn ở hiện trường; không để ách tắc sản xuất, chậm tiến độ thi công… Những khó khăn phát sinh, ngoài khả năng giải quyết của các đơn vị ở hiện trường, Ban Điều hành thi công cầu Tam Bạc phải kịp thời báo cáo Tổng Công ty để có biện pháp giải quyết.
Cầu Tam Bạc được xây dựng mới cách cầu chung đường sắt cũ 16 m tính từ tim đường. Cầu có chiều dài 197m, rộng 12m. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 300 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, các đơn vị thi công gồm Liên danh Công ty cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt (RCC), Công ty cổ phần công trình 6 (CT6) và Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên.
Dự kiến, ngoài công trình Tam Bạc, cầu Thị Cầu và cầu Đồng Nai sẽ lần lượt khánh thành vào dịp chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và kỷ niệm 123 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890-19/5/2013)./.
Uông Lam (TTXVN)