Trên một số khúc sông của Hải Phòng như Văn Úc, Lạch Tray, Luộc, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra khá phổ biến, bất chấp các quy định của pháp luật.
Trên sông Văn Úc, tại nhiều khúc sông thuộc các xã Chiến Thắng, Tân Viên của huyện An Lão hay xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, hàng chục con tàu có sức chứa vài trăm m3 dàn hàng ngang giữa lòng sông vô tư hút cát.
Trên sông Lạch Tray thuộc địa phận các xã Trường Thọ và Bát Trang, huyện An Lão, hoạt động khai thác cát trái phép cũng diễn ra sôi động không kém.
Theo quan sát của phóng viên, trung bình mỗi ngày tại các khu vực này có vài chục lượt phương tiện, trong đó chủ yếu là tàu xà lan trọng tải từ vài chục đến vài trăm tấn tiến hành khai thác.
Ước tính, mỗi ngày có hàng vạn m3 cát bị khai thác trái phép. Hàng vạn khối cát được các chủ phương tiện hút lên từ dưới lòng sông được chở đi san lấp ao, hồ, đầm của nhân dân và mặt bằng tại nhiều dự án hoặc làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Tại những nơi có việc khai thác cát trái phép, tre chắn sóng và ruộng lúa ven đê của bà con nông dân đã biến mất, nhiều đoạn đê bị rạn nứt.
Dù biết hậu quả khôn lường của việc khai thác cát nhưng chính quyền các xã vẫn bất lực.
Ông Lương Xuân Quý - Chủ tịch xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo cho biết các đối tượng khai thác cát trái phép hàng ngày hoạt động công khai, ngang nhiên. Bọn chúng thường cho tàu đậu, đỗ giữa lòng sông rồi luồn ống vào trong bờ hút cát. Khi thấy các đơn vị chức năng xuất hiện, các đối tượng này đồng loạt rút ống rồi dạt sang bên sông thuộc địa phương khác.
Cũng trong tình cảnh tương tự như ở xã Giang Biên, ông Phạm Văn Chiến - Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Hưng cho biết các đối tượng khai thác cát trái phép gần như thách thức người dân và chính quyền. Đến nay, sau thời gian dài tình trạng này diễn ra, xã mới xử lý được 2 tàu, xử phạt hành chính với mức 10 triệu đồng mỗi tàu...
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, việc khai thác cát trên sông cần phải được tính toán rất kỹ về dòng chảy, vị trí để từ đó xác định khối lượng, phạm vi và thời gian khai thác.
Khai thác cát không được quy hoạch sẽ làm thay đổi kết cấu dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, đất đai canh tác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hai bên bờ sông, các công trình trên sông, đời sống người dân ở dọc đê.
Khai thác cát vào mùa cạn sẽ làm cho mực nước xuống thấp, ảnh hưởng đến việc bơm, hút thủy lợi, giải quyết hạn hán.
Do vậy, theo ông Ông Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Bảo, để hạn chế tình trạng khai thác cát, chính quyền cần phải quy hoạch khu vực khai thác cát đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng và phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn chặn vấn nạn này.
Ông Đào Văn Tần - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Lão cũng cho rằng ngoài khoanh vùng khai thác cát theo quy hoạch thì các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ việc quản lý phương tiện vì trên thực tế, nhiều phương tiện không được cấp phép và đăng ký, đăng kiểm vẫn tham gia khai thác./.
Trên sông Văn Úc, tại nhiều khúc sông thuộc các xã Chiến Thắng, Tân Viên của huyện An Lão hay xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, hàng chục con tàu có sức chứa vài trăm m3 dàn hàng ngang giữa lòng sông vô tư hút cát.
Trên sông Lạch Tray thuộc địa phận các xã Trường Thọ và Bát Trang, huyện An Lão, hoạt động khai thác cát trái phép cũng diễn ra sôi động không kém.
Theo quan sát của phóng viên, trung bình mỗi ngày tại các khu vực này có vài chục lượt phương tiện, trong đó chủ yếu là tàu xà lan trọng tải từ vài chục đến vài trăm tấn tiến hành khai thác.
Ước tính, mỗi ngày có hàng vạn m3 cát bị khai thác trái phép. Hàng vạn khối cát được các chủ phương tiện hút lên từ dưới lòng sông được chở đi san lấp ao, hồ, đầm của nhân dân và mặt bằng tại nhiều dự án hoặc làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Tại những nơi có việc khai thác cát trái phép, tre chắn sóng và ruộng lúa ven đê của bà con nông dân đã biến mất, nhiều đoạn đê bị rạn nứt.
Dù biết hậu quả khôn lường của việc khai thác cát nhưng chính quyền các xã vẫn bất lực.
Ông Lương Xuân Quý - Chủ tịch xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo cho biết các đối tượng khai thác cát trái phép hàng ngày hoạt động công khai, ngang nhiên. Bọn chúng thường cho tàu đậu, đỗ giữa lòng sông rồi luồn ống vào trong bờ hút cát. Khi thấy các đơn vị chức năng xuất hiện, các đối tượng này đồng loạt rút ống rồi dạt sang bên sông thuộc địa phương khác.
Cũng trong tình cảnh tương tự như ở xã Giang Biên, ông Phạm Văn Chiến - Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Hưng cho biết các đối tượng khai thác cát trái phép gần như thách thức người dân và chính quyền. Đến nay, sau thời gian dài tình trạng này diễn ra, xã mới xử lý được 2 tàu, xử phạt hành chính với mức 10 triệu đồng mỗi tàu...
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, việc khai thác cát trên sông cần phải được tính toán rất kỹ về dòng chảy, vị trí để từ đó xác định khối lượng, phạm vi và thời gian khai thác.
Khai thác cát không được quy hoạch sẽ làm thay đổi kết cấu dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, đất đai canh tác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hai bên bờ sông, các công trình trên sông, đời sống người dân ở dọc đê.
Khai thác cát vào mùa cạn sẽ làm cho mực nước xuống thấp, ảnh hưởng đến việc bơm, hút thủy lợi, giải quyết hạn hán.
Do vậy, theo ông Ông Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Bảo, để hạn chế tình trạng khai thác cát, chính quyền cần phải quy hoạch khu vực khai thác cát đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng và phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn chặn vấn nạn này.
Ông Đào Văn Tần - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Lão cũng cho rằng ngoài khoanh vùng khai thác cát theo quy hoạch thì các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ việc quản lý phương tiện vì trên thực tế, nhiều phương tiện không được cấp phép và đăng ký, đăng kiểm vẫn tham gia khai thác./.
Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)