Hai năm sau thảm họa động đất-sóng thần, những công việc bộn bề để khắc phục hậu quả vẫn đang đặt ra những thách thức lớn đối với chính phủ và người dân xứ sở Hoa anh đào.
[Nhật Bản vươn lên sau hai năm động đất, sóng thần]
Chắc hẳn nhiều người không thể quên thời khắc định mệnh 14 giờ 46 phút (giờ Nhật Bản) ngày 11/3/2011 khi một trận động đất mạnh 9 độ richter ở ngoài khơi Thái Bình Dương, cách bờ biển tỉnh Miyagi 130km, tấn công khu vực Đông Bắc Nhật Bản, gây ra đợt sóng thần kinh hoàng không chỉ cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng, tàn phá nền kinh tế các tỉnh Đông Bắc, mà còn đặt Nhật Bản trước nhiều thử thách lớn.
Rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã dẫn tới tình trạng gần như toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân trên khắp Nhật Bản phải tạm ngừng hoạt động, trừ 2 lò phản ứng tại Nhà máy Oi ở tỉnh Fukui.
Hai năm đã trôi qua kể từ thời khắc kinh hoàng đó, Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản cho biết tính đến ngày 8/3/2013, thảm họa động đất-sóng thần đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 15.881 người, 2.668 người mất tích, trong khi 315.000 người vẫn đang phải sống trong cảnh tha hương. Công tác tìm kiếm người mất tích và nhận dạng thi thể các nạn nhân vẫn đang được tiến hành. Công việc này sẽ còn kéo dài vì số người mất tích còn khá cao.
Trong khi đó, 54.000 người dân tỉnh Fukushima phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán do sự cố nhà máy điện hạt nhân nhiều khả năng sẽ không thể trở về nhà ít nhất trong vòng 4 năm tới bởi môi trường tại những nơi bị ảnh hưởng từ sự cố phóng xạ vẫn chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Dư luận Nhật Bản hiện đang chia rẽ với câu hỏi liệu có nên từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân hay vẫn duy trì phát triển điện hạt nhân nhưng phải đảm bảo độ an toàn trong công tác vận hành các lò phản ứng. Trong bối cảnh đó, các công ty điện lực Nhật Bản phải tìm đến nhiệt điện như một giải pháp tình thế.
Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu tăng cao đi kèm với đồng yên giảm giá càng tạo thêm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định rằng các lò phản ứng ngừng hoạt động sẽ được tái khởi động sau khi được xác nhận về độ an toàn nhằm đảm bảo nguồn cung điện năng ổn định và giảm chi phí năng lượng.
Sau hai năm, tiến trình tái thiết vùng Đông Bắc Nhật Bản có vẻ chững lại. Trong số 42 thành phố, thị trấn ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate, 22 địa phương được đánh giá là có tiến trình khắc phục thảm họa “chậm hơn so với dự định” hoặc “hoàn toàn không tiến triển.”
Quá trình xây dựng lại khoảng 400.000 ngôi nhà bị sóng thần phá hủy còn khá chậm chạp. Ở các tỉnh Iwate và Miyagi, chưa đến 10% công trình nhà ở công cộng được khởi công cho những người lánh nạn do khó khăn về quỹ đất dành cho xây dựng.
Sóng thần đã để lại 27,6 triệu tấn rác thải dọc bờ biển 3 tỉnh nói trên, song mới chỉ 46% rác sóng thần và 18% lượng bùn đất được xử lý. Chính phủ Nhật Bản dự tính công việc dọn dẹp sẽ phải kéo dài đến hết tháng 3/2014 mới hoàn tất.
Mặc dù vậy, hơn 70% lãnh đạo các địa phương ở Đông Bắc Nhật Bản cho rằng chính sách khắc phục thảm họa thiên tai mà chính phủ Abe đề ra hiệu quả hơn so với chính quyền tiền nhiệm.
Trong dự thảo ngân sách tài khóa 2013, Chính phủ Nhật Bản dành 6.000 tỷ yen (khoảng 70 tỷ USD) bổ sung cho công cuộc tái thiết khu vực Đông Bắc, nâng tổng số ngân sách dành cho tái thiết từ 19.000 tỷ yen lên 25.000 tỷ yen. Một số tiền khổng lồ để tiếp sức cho một nỗ lực khổng lồ! Đó là mang lại sức sống mới cho cả một vùng duyên hải rộng lớn của đất nước Mặt Trời mọc.
Dẫu còn muôn vàn khó khăn ở phía trước, song người dân Đông Bắc Nhật Bản nói riêng và cả xứ sở hoa anh đào nói chung vẫn luôn kiên cường và vững tin vào tương lai. Đó là những phẩm chất tuyệt vời mà đất nước và con người Nhật Bản đã thể hiện trong suốt hai năm qua./.
[Nhật Bản vươn lên sau hai năm động đất, sóng thần]
Chắc hẳn nhiều người không thể quên thời khắc định mệnh 14 giờ 46 phút (giờ Nhật Bản) ngày 11/3/2011 khi một trận động đất mạnh 9 độ richter ở ngoài khơi Thái Bình Dương, cách bờ biển tỉnh Miyagi 130km, tấn công khu vực Đông Bắc Nhật Bản, gây ra đợt sóng thần kinh hoàng không chỉ cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng, tàn phá nền kinh tế các tỉnh Đông Bắc, mà còn đặt Nhật Bản trước nhiều thử thách lớn.
Rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã dẫn tới tình trạng gần như toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân trên khắp Nhật Bản phải tạm ngừng hoạt động, trừ 2 lò phản ứng tại Nhà máy Oi ở tỉnh Fukui.
Hai năm đã trôi qua kể từ thời khắc kinh hoàng đó, Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản cho biết tính đến ngày 8/3/2013, thảm họa động đất-sóng thần đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 15.881 người, 2.668 người mất tích, trong khi 315.000 người vẫn đang phải sống trong cảnh tha hương. Công tác tìm kiếm người mất tích và nhận dạng thi thể các nạn nhân vẫn đang được tiến hành. Công việc này sẽ còn kéo dài vì số người mất tích còn khá cao.
Trong khi đó, 54.000 người dân tỉnh Fukushima phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán do sự cố nhà máy điện hạt nhân nhiều khả năng sẽ không thể trở về nhà ít nhất trong vòng 4 năm tới bởi môi trường tại những nơi bị ảnh hưởng từ sự cố phóng xạ vẫn chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Dư luận Nhật Bản hiện đang chia rẽ với câu hỏi liệu có nên từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân hay vẫn duy trì phát triển điện hạt nhân nhưng phải đảm bảo độ an toàn trong công tác vận hành các lò phản ứng. Trong bối cảnh đó, các công ty điện lực Nhật Bản phải tìm đến nhiệt điện như một giải pháp tình thế.
Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu tăng cao đi kèm với đồng yên giảm giá càng tạo thêm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định rằng các lò phản ứng ngừng hoạt động sẽ được tái khởi động sau khi được xác nhận về độ an toàn nhằm đảm bảo nguồn cung điện năng ổn định và giảm chi phí năng lượng.
Sau hai năm, tiến trình tái thiết vùng Đông Bắc Nhật Bản có vẻ chững lại. Trong số 42 thành phố, thị trấn ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate, 22 địa phương được đánh giá là có tiến trình khắc phục thảm họa “chậm hơn so với dự định” hoặc “hoàn toàn không tiến triển.”
Quá trình xây dựng lại khoảng 400.000 ngôi nhà bị sóng thần phá hủy còn khá chậm chạp. Ở các tỉnh Iwate và Miyagi, chưa đến 10% công trình nhà ở công cộng được khởi công cho những người lánh nạn do khó khăn về quỹ đất dành cho xây dựng.
Sóng thần đã để lại 27,6 triệu tấn rác thải dọc bờ biển 3 tỉnh nói trên, song mới chỉ 46% rác sóng thần và 18% lượng bùn đất được xử lý. Chính phủ Nhật Bản dự tính công việc dọn dẹp sẽ phải kéo dài đến hết tháng 3/2014 mới hoàn tất.
Mặc dù vậy, hơn 70% lãnh đạo các địa phương ở Đông Bắc Nhật Bản cho rằng chính sách khắc phục thảm họa thiên tai mà chính phủ Abe đề ra hiệu quả hơn so với chính quyền tiền nhiệm.
Trong dự thảo ngân sách tài khóa 2013, Chính phủ Nhật Bản dành 6.000 tỷ yen (khoảng 70 tỷ USD) bổ sung cho công cuộc tái thiết khu vực Đông Bắc, nâng tổng số ngân sách dành cho tái thiết từ 19.000 tỷ yen lên 25.000 tỷ yen. Một số tiền khổng lồ để tiếp sức cho một nỗ lực khổng lồ! Đó là mang lại sức sống mới cho cả một vùng duyên hải rộng lớn của đất nước Mặt Trời mọc.
Dẫu còn muôn vàn khó khăn ở phía trước, song người dân Đông Bắc Nhật Bản nói riêng và cả xứ sở hoa anh đào nói chung vẫn luôn kiên cường và vững tin vào tương lai. Đó là những phẩm chất tuyệt vời mà đất nước và con người Nhật Bản đã thể hiện trong suốt hai năm qua./.
Hữu Thắng (TTXVN)