Quyết định cuối cùng mà Ban kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đưa ra trong cuộc họp chiều qua 5/5 là Trung vệ Trần Hải Lâm (SHB Đà Nẵng) bị cấm thi đấu 4 trận do hành vi dùng “ngón tay thối” đối với Timothy (Hòa Phát Hà Nội) trong trận đấu giữa hai đội trên sân Hàng Đẫy, chiều chủ nhật 2/5.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc tiền đạo Timothy cố tình giữ bóng lâu trong chân hòng câu giờ khi bị thổi phạt việt vị. Để nhanh chóng đưa bóng vào cuộc, Hải Lâm đã lao vào tranh cướp bóng với Timothy và bị tiền đạo đội chủ nhà cản trở, giữa hai người xảy ra va chạm. Cùng với những lời lẽ khó nghe, Hải Lâm đã giơ “ngón tay thối” thẳng vào mặt Timothy và tất nhiên, đối thủ của anh cũng chẳng phải tay vừa nên có hành động đáp trả. Rất may là ẩu đả đã không xảy ra vì đồng đội của hai cầu thủ đã kịp thời can ngăn.
Sau khi xem xét rất kỹ lưỡng báo cáo của giám sát, trọng tài, đặc biệt là băng ghi hình trận đấu do ban tổ chức giải cung cấp, Ban kỷ luật quyết định đình chỉ thi đấu 4 trận kế tiếp đối với cầu thủ Trần Hải Lâm (số 15-câu lạc bộ SHB Đà Nẵng) do cầu thủ này đã vi phạm khoản 1 Điều 47 mục 3 Quy định về Kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam: “Sử dụng cử chỉ, động tác công kích.”
Sở dĩ trường hợp của Hải Lâm không được áp dụng khung hình phạt tối thiểu cho lỗi này (đình chỉ thi đấu ít nhất 2 trận) mà bị nâng khung lên 4 trận, vì đây là hành vi tái phạm. Trong mùa giải năm ngoái, Danh Ngọc của Nam Định cũng có lỗi lầm tương tự và đã từng bị cấm thi đấu 6 trận sau đó đã được giảm xuống còn 4 trận. Ngoài ra, theo Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường, Hải Lâm là cầu thủ từng có tiền án trong quá khứ.
Tại SEA Games 23 năm 2005, Hải Lâm cùng Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Văn Trương, Phước Vĩnh dính vào nghi án bán độ của đội Olympic Quốc gia. Sau một thời gian nhận án treo giò từ VFF, Hải Lâm đã được giảm án và thi đấu trở lại trong màu áo câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. Ở cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trung vệ này cũng để lại điều tiếng không hay về lối sống.
Sau khi Ban kỷ luật công bố mức án kỷ luật đối với Hải Lâm, phía đội bóng chủ quản SHB Đà Nẵng chưa có bình luận gì. Tuy nhiên, theo nguồn tin nội bộ, do bận chuẩn bị cho trận đấu gặp Becamex Bình Dương trên sân khách vào thứ 6 tới nên ban huấn luyện, lãnh đạo câu lạc bộ chưa nhóm họp toàn đội trước khi đề ra mức án kỷ luật nội bộ.
Cũng trong chiều qua, Ban kỷ luật đã căn cứ vào khoản 3 Điều 64 Mục 6 Quy định về kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, để quyết định cảnh cáo và phạt câu lạc bộ Lam Sơn Thanh Hóa 15 triệu đồng do ban tổ chức trận đấu của câu lạc bộ để khán giả ném vật lạ và chai nước xuống sân trong trận đấu giữa câu lạc bộ Lam Sơn Thanh Hóa và câu lạc bộ Hà Nội T&T trên sân vận động Thanh Hóa, ngày 2/5.
Cũng bởi phản ứng thái quá của khán giả mà tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa Lam Sơn Thanh Hóa và Hà Nội T&T đã không thể vào phòng nghỉ trong giờ giải lao giữa hai hiệp đấu. Thay vào đó, các giám sát cùng tổ trọng tài phải nghỉ giải lao ngay trên sân. Ban kỷ luật cũng đề nghị ban tổ chức giải yêu cầu ban tổ chức sân Thanh Hóa chuyển phòng nghỉ cho trọng tài từ khu vực khán đài B sang khán đài A để tránh những nguy cơ không an toàn xảy ra ở những trận đấu sau./.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc tiền đạo Timothy cố tình giữ bóng lâu trong chân hòng câu giờ khi bị thổi phạt việt vị. Để nhanh chóng đưa bóng vào cuộc, Hải Lâm đã lao vào tranh cướp bóng với Timothy và bị tiền đạo đội chủ nhà cản trở, giữa hai người xảy ra va chạm. Cùng với những lời lẽ khó nghe, Hải Lâm đã giơ “ngón tay thối” thẳng vào mặt Timothy và tất nhiên, đối thủ của anh cũng chẳng phải tay vừa nên có hành động đáp trả. Rất may là ẩu đả đã không xảy ra vì đồng đội của hai cầu thủ đã kịp thời can ngăn.
Sau khi xem xét rất kỹ lưỡng báo cáo của giám sát, trọng tài, đặc biệt là băng ghi hình trận đấu do ban tổ chức giải cung cấp, Ban kỷ luật quyết định đình chỉ thi đấu 4 trận kế tiếp đối với cầu thủ Trần Hải Lâm (số 15-câu lạc bộ SHB Đà Nẵng) do cầu thủ này đã vi phạm khoản 1 Điều 47 mục 3 Quy định về Kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam: “Sử dụng cử chỉ, động tác công kích.”
Sở dĩ trường hợp của Hải Lâm không được áp dụng khung hình phạt tối thiểu cho lỗi này (đình chỉ thi đấu ít nhất 2 trận) mà bị nâng khung lên 4 trận, vì đây là hành vi tái phạm. Trong mùa giải năm ngoái, Danh Ngọc của Nam Định cũng có lỗi lầm tương tự và đã từng bị cấm thi đấu 6 trận sau đó đã được giảm xuống còn 4 trận. Ngoài ra, theo Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường, Hải Lâm là cầu thủ từng có tiền án trong quá khứ.
Tại SEA Games 23 năm 2005, Hải Lâm cùng Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Văn Trương, Phước Vĩnh dính vào nghi án bán độ của đội Olympic Quốc gia. Sau một thời gian nhận án treo giò từ VFF, Hải Lâm đã được giảm án và thi đấu trở lại trong màu áo câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. Ở cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trung vệ này cũng để lại điều tiếng không hay về lối sống.
Sau khi Ban kỷ luật công bố mức án kỷ luật đối với Hải Lâm, phía đội bóng chủ quản SHB Đà Nẵng chưa có bình luận gì. Tuy nhiên, theo nguồn tin nội bộ, do bận chuẩn bị cho trận đấu gặp Becamex Bình Dương trên sân khách vào thứ 6 tới nên ban huấn luyện, lãnh đạo câu lạc bộ chưa nhóm họp toàn đội trước khi đề ra mức án kỷ luật nội bộ.
Cũng trong chiều qua, Ban kỷ luật đã căn cứ vào khoản 3 Điều 64 Mục 6 Quy định về kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, để quyết định cảnh cáo và phạt câu lạc bộ Lam Sơn Thanh Hóa 15 triệu đồng do ban tổ chức trận đấu của câu lạc bộ để khán giả ném vật lạ và chai nước xuống sân trong trận đấu giữa câu lạc bộ Lam Sơn Thanh Hóa và câu lạc bộ Hà Nội T&T trên sân vận động Thanh Hóa, ngày 2/5.
Cũng bởi phản ứng thái quá của khán giả mà tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa Lam Sơn Thanh Hóa và Hà Nội T&T đã không thể vào phòng nghỉ trong giờ giải lao giữa hai hiệp đấu. Thay vào đó, các giám sát cùng tổ trọng tài phải nghỉ giải lao ngay trên sân. Ban kỷ luật cũng đề nghị ban tổ chức giải yêu cầu ban tổ chức sân Thanh Hóa chuyển phòng nghỉ cho trọng tài từ khu vực khán đài B sang khán đài A để tránh những nguy cơ không an toàn xảy ra ở những trận đấu sau./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)