Thời báo Straits ngày 16/2 đưa tin một nhóm các nhà khoa học đến từ Singapore và Pháp đã phát hiện ra hai kháng thể có thể làm mất tác dụng/vô hiệu hóa một số dòng virus chikungunya, một bước đột phá có thể giúp các nhà khoa học tiếp cận việc phát triển liệu pháp chữa trị bệnh chikungunya (gây ra bệnh cứng khớp làm lưng còng xuống).
Hai kháng thể đơn dòng phát triển từ các tế bào đơn có thể vô hiệu một số dòng virus chikungunya trong môi trường thí nghiệm.
Muỗi Aedes là tác nhân làm bệnh này lây truyền, ảnh hưởng tới 1.000 người trong vòng hai năm ở Singapore. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự bệnh sốt xuất huyết như sốt, đau người, ớn lạnh và buồn nôn. Các triệu chứng điển hình kéo dài đến 10 ngày hoặc thậm chí lâu hơn trước khi tự biến mất. Hiện chưa có liệu pháp đặc trị nào đối với bệnh này.
Nhóm 12 nhà khoa học đến từ Mạng lưới Miễn dịch của Singapore và công ty thuốc sinh học Vivalis của Pháp đã bắt đầu công trình nghiên cứu từ tháng 8/2009 bằng cách sử dụng tế bào B - tế bào bạch cầu đóng vai trò chủ chốt trong miễn dịch.
Họ lấy các tế bào này của một người tình nguyện bị nhiễm chikungunya và tạo điều kiện cho chúng phát triển vô hạn định, phân tán và vô tính. Sau đó các nhà khoa học sử dụng các tế bào này để xác định và tạo ra các kháng thể sử dụng một kỹ thuật đặc biệt của Vivalis.
Các tác giả cho biết công nghệ này là phương pháp duy nhất giúp các nhà khoa học có khả năng xác định và sản sinh các kháng thể đơn dòng ở người, có hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc đa dòng truyền thống được phát triển từ các tế bào kép.
Các kháng thể hoạt động bằng cách liên kết chặt chẽ hơn với các kháng nguyên, các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, vì chúng chỉ nhằm vào các loại kháng nguyên nhất định.
Các nhà khoa học trên cho rằng liệu pháp chữa trị sẽ không ở dạng vắc xin mà là một cách chữa trị bằng miễn dịch thụ động và có thể được lưu hành trên thị trường trong khoảng 10 năm./.
Hai kháng thể đơn dòng phát triển từ các tế bào đơn có thể vô hiệu một số dòng virus chikungunya trong môi trường thí nghiệm.
Muỗi Aedes là tác nhân làm bệnh này lây truyền, ảnh hưởng tới 1.000 người trong vòng hai năm ở Singapore. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự bệnh sốt xuất huyết như sốt, đau người, ớn lạnh và buồn nôn. Các triệu chứng điển hình kéo dài đến 10 ngày hoặc thậm chí lâu hơn trước khi tự biến mất. Hiện chưa có liệu pháp đặc trị nào đối với bệnh này.
Nhóm 12 nhà khoa học đến từ Mạng lưới Miễn dịch của Singapore và công ty thuốc sinh học Vivalis của Pháp đã bắt đầu công trình nghiên cứu từ tháng 8/2009 bằng cách sử dụng tế bào B - tế bào bạch cầu đóng vai trò chủ chốt trong miễn dịch.
Họ lấy các tế bào này của một người tình nguyện bị nhiễm chikungunya và tạo điều kiện cho chúng phát triển vô hạn định, phân tán và vô tính. Sau đó các nhà khoa học sử dụng các tế bào này để xác định và tạo ra các kháng thể sử dụng một kỹ thuật đặc biệt của Vivalis.
Các tác giả cho biết công nghệ này là phương pháp duy nhất giúp các nhà khoa học có khả năng xác định và sản sinh các kháng thể đơn dòng ở người, có hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc đa dòng truyền thống được phát triển từ các tế bào kép.
Các kháng thể hoạt động bằng cách liên kết chặt chẽ hơn với các kháng nguyên, các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, vì chúng chỉ nhằm vào các loại kháng nguyên nhất định.
Các nhà khoa học trên cho rằng liệu pháp chữa trị sẽ không ở dạng vắc xin mà là một cách chữa trị bằng miễn dịch thụ động và có thể được lưu hành trên thị trường trong khoảng 10 năm./.
Anh Minh (Vietnam+)