Ngày 24/8, Bộ Công Thương và Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-VietNam MUTRAP III) phối hợp tổ chức tọa đàm về: "Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực tiễn quản lý - Xu hướng phát triển và định hướng hoàn thiện thể chế."
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện quyền xuất, nhập khẩu và phân phối hàng hóa theo từng giai đoạn để đảm bảo sự thích nghi và phát triển hài hòa ở thị trường nội địa. Đến nay, quyền kinh doanh và quyền phân phối đã được mở cửa hoàn toàn đối với việc đầu tư thành lập doanh nghiệp, chỉ còn hạn chế ở một số mặt hàng.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2009, số lượng siêu thị đã hoạt động trong cả nước là 445, tăng so với năm 2008 là 62 siêu thị, trong đó các doanh nghiệp trong nước mở mới 60 siêu thị, doanh nghiệp nước ngoài mở hai siêu thị. Mặc dù thị phần của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít cả về loại hình kinh doanh, số lượng hệ thống của mỗi mô hình, số điểm bán lẻ của mỗi hệ thống nhưng lại có thế mạnh về vốn, có mạng lưới phân phối toàn cầu, kinh nghiệm quản trị hiện đại và công nghệ quản lý tiên tiến. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của khối doanh nghiệp này với các doanh nghiệp trong nước.
Các chuyên gia đánh giá, mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn thông qua kênh bán lẻ truyền thống. Kênh bán lẻ hiện đại dù đã được mở rộng nhưng còn chậm, chưa làm thay đổi thói quen người tiêu dùng địa phương. Trong thời gian tới cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kênh bán lẻ hiện đại.
Bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, để thị trường bán lẻ sau mở cửa vận hành có hiệu quả, Việt Nam đã đưa lĩnh vực phân phối vào danh mục đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây là quy định làm cơ sở định hướng cho các cơ quan quản lý đầu tư địa phương thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài bán lẻ theo trình tự thủ tục của dự án đầu tư có điều kiện.
Để tránh chồng chéo, gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các địa phương khi xem xét cấp phép cần có sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép với cơ quan quản lý ngành, thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ cam kết WTO, tuân thủ nghiêm túc quy hoạch phát triển thương mại, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại các cấp đã được phê duyệt, đồng thời phải có đánh giá yếu tố cạnh tranh trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng./.
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện quyền xuất, nhập khẩu và phân phối hàng hóa theo từng giai đoạn để đảm bảo sự thích nghi và phát triển hài hòa ở thị trường nội địa. Đến nay, quyền kinh doanh và quyền phân phối đã được mở cửa hoàn toàn đối với việc đầu tư thành lập doanh nghiệp, chỉ còn hạn chế ở một số mặt hàng.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2009, số lượng siêu thị đã hoạt động trong cả nước là 445, tăng so với năm 2008 là 62 siêu thị, trong đó các doanh nghiệp trong nước mở mới 60 siêu thị, doanh nghiệp nước ngoài mở hai siêu thị. Mặc dù thị phần của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít cả về loại hình kinh doanh, số lượng hệ thống của mỗi mô hình, số điểm bán lẻ của mỗi hệ thống nhưng lại có thế mạnh về vốn, có mạng lưới phân phối toàn cầu, kinh nghiệm quản trị hiện đại và công nghệ quản lý tiên tiến. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của khối doanh nghiệp này với các doanh nghiệp trong nước.
Các chuyên gia đánh giá, mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn thông qua kênh bán lẻ truyền thống. Kênh bán lẻ hiện đại dù đã được mở rộng nhưng còn chậm, chưa làm thay đổi thói quen người tiêu dùng địa phương. Trong thời gian tới cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kênh bán lẻ hiện đại.
Bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, để thị trường bán lẻ sau mở cửa vận hành có hiệu quả, Việt Nam đã đưa lĩnh vực phân phối vào danh mục đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây là quy định làm cơ sở định hướng cho các cơ quan quản lý đầu tư địa phương thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài bán lẻ theo trình tự thủ tục của dự án đầu tư có điều kiện.
Để tránh chồng chéo, gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các địa phương khi xem xét cấp phép cần có sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép với cơ quan quản lý ngành, thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ cam kết WTO, tuân thủ nghiêm túc quy hoạch phát triển thương mại, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại các cấp đã được phê duyệt, đồng thời phải có đánh giá yếu tố cạnh tranh trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)